Home > Đồ Thờ > 03Văn khấn quan lớn tuần tranh/sắm lễ xin lộc đền

03Văn khấn quan lớn tuần tranh/sắm lễ xin lộc đền

03Văn khấn quan lớn tuần tranh/sắm lễ xin lộc đền

03Văn khấn quan lớn tuần tranh/sắm lễ xin lộc đền, Theo sự tích dân gian, Quan lớn tuần tranh là con trai của Vua Cha bát hải Đồng Đình. Quan lớn tuần tranh là con thứ 5 cùng với 4 người anh trong Ngũ Vị Tôn Quan của Thiên giới. Ngọc Hoàng cho phép Quan lớn Tuần Tranh cai quản địa binh và giải oan nghiệt cho hạ giới.

Vào thời vua hùng, ngài được Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian, đầu thai vào một gia đình ở thành phố Hải Dương.

Ở hạ giới, ngài là một vị tướng tài ba, kiêm lĩnh thuỷ bộ, trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông lập được nhiều công lớn nên Quan lớn tuần tranh được sắc phong hầu.

Quan lớn tuần tranh đem lòng thích một người phụ nữ, nhưng không may người phụ nữ này lại là vợ lẽ của quan huyện. Ông bị vu oan và bị bắt giam, để giải oan,

ông đã nhảy xuống sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn để minh oan. Ở tại quê nhà, ông hoá thành đôi rắn và được vợ chồng già nuôi như con. Sau đó, vợ chồng già mang thả ông xuống sông Tranh.

03Văn khấn quan lớn tuần tranh sắm lễ xin lộc đền

Quan lớn tuần tranh được cúng thờ ở đâu

031Văn khấn quan lớn tuần tranh sắm lễ xin lộc đền
032Văn khấn quan lớn tuần tranh sắm lễ xin lộc đền

Về sau, nhân dân coi ông như một vị thần sông và lập đền thờ. Nay đền thuộc địa phận thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương.
Người dân thuyền bè muốn đánh bắt cá trên sông thuận lợi thì phải vào đền thắp hương. Người dân xung quanh muốn cầu xin điều gì thì mang lễ đến thắp hương và cầu xin ngài.

Theo lời kể lại thì sau này quan lớn tuần tranh thích một nàng hầu của quan phủ nên đã bắt nàng ta. Quan phủ đã kiện lên Diêm vương, ông bị xử phạt và bắt đi đầy, kể từ đó thì đền quan lớn tuần tranh không còn được linh thiêng như trước nữa. Nhưng người dân ở đây vẫn tổ chức lễ hội và thắp hương tưởng nhớ công lao của ông.

033Văn khấn quan lớn tuần tranh sắm lễ xin lộc đền

Văn khấn bài cúng quan lớn tuần tranh đầy đủ.

Khấn Nam mô a di đà Phật ( 3 lần)

Con lậy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương.

Con lậy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lậy Quan lớn tuần tranh tối linh.

Đệ tử con là: (bạn nêu tên tuổi đầy đủ của mình)

Ngụ tại: ( địa chỉ sinh sống của bạn).

Hôm nay là ngày ( ngày mà bạn đi đến đền cầu, ngày âm và ngày dương). Chúng con về đây có chút hương hoa, oản quả,

lễ mặn hoặc chay ( có lễ gì kêu lễ đó, kêu sai là phải tội) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài

đã phù hộ, độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Thời gian vừa qua, được sự lưu tâm, độ trì của các ngài mà công việc

hanh thông, vẹn tròn. Đệ tử chúng con xin cảm tạ các .

Hôm nay, chúng con đến đây với tất cả lòng thành kinh, xin các ngài phù hộ, độ trì cho chúng con các việc sau: ( xin việc gì thì nói cụ thể).

(Cuối cùng), thay mặt gia đình chúng con, con xin đa tạ Quan lớn tuần tranh tối linh và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Khấn lại: Nam mô a di đà Phật ( 3 lần).

Sắm lễ mâm cúng đi Đền quan lớn tuần tranh

Trước khi đến Đền Tranh dâng hương, bạn nên chuẩn bị trước mâm lễ dâng hương để trải nghiệm tâm linh được trọn vẹn và bình an nhất.

Mâm lễ dâng hương có thể là mâm lễ mặn hoặc mâm lễ chay tùy theo điều kiện của bạn.

Với mâm lễ chay: ngoài mâm lễ truyền thông gồm oản, bánh kẹo, hoa quả, trà, giấy tiền vàng,…

bạn có thể lựa chọn tự tay trang trí mâm lễ từ những hộp bánh kẹo.

Nếu chọn mâm lễ mặn: các món dâng hương trong mâm lễ thường có thịt luộc (có thể chọn thịt heo hoặc gà), giò, chả, xôi, rượu,…

Lưu ý, khi chuẩn bị lễ mặn bạn nên căn chỉnh thời gian chế biến các món ăn sao cho hợp lý, đảm bảo chất lượng mâm lễ khi

dâng hương vẫn thơm ngon nhất, tránh bị ôi thiu (đặc biệt là vào mùa hè nóng bức)

Thời điểm diễn ra lễ hội Tuần Tranh

Để tưởng nhớ quan lớn Tuần Tranh, hàng năm cứ vào dịp ngày mùng 10 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch, lễ hội đền quan lớn tuần tranh được tổ chức. Hội chính diễn ra vào ngày 14 tháng 2 ( đây cũng chính là ngày sinh thời của quan lớn tuần tranh). Người dân trong vùng và khắp nơi về dâng hương và cầu xin tài lộc, bình an.

Theo dân gian có câu “đền thiêng lắm, linh ứng, cầu gì được lấy” nên hằng năm vào mỗi kỳ mở hội, khách thập phương từ Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định,… về đây tham dự lễ hội đông đúc.

Không khí lễ hội thu hút nhiều khách du lịch đến dâng hương, lễ bái, hầu đồng, xin thẻ, xin bùa, chữa bệnh tâm linh.

Linh thiêng đền Quan Lớn Tuần Tranh

Tương truyền, thì các câu chuyện về Ngài xoáy quanh vào đời Hùng Vương thứ 18. Ông là 1 trong 10 tướng tài đã có công giúp Vua Cha Bát Hải lập lên chiến thắng và đánh đuổi quân xâm lược trong thần tích Đền Đồng Bằng.

Ngoài ra, thì còn có truyền thuyết vẫn đang được lưu truyền cho đến ngày nay: Ngài là người con thứ 5 trong 1 gia đình lái đò ở trên sông Vĩnh (tỉnh Hải Dương). Tuổi đã cao mà 2 vợ chồng chưa có lấy một mụn con. Một ngày nọ, 2 ông bà đã bắt gặp một bào thai, trong có 1 ổ trứng trắng, thấy làm lạ, 2 vợ chồng đã tặc lưỡi đem về nhà theo dõi. Ổ trứng có 9 quả, và trải qua 9 mùa trăng, vào 1 ngày mưa giông bão táp, thì ổ trứng nở ra 9 con rắn.

Người chồng sợ quá định đánh chết

nhưng vợ ông không muốn, họ vẫn ngày đêm trông nom lũ rắn. Ngày tháng trôi qua, thì lũ rắn cũng lớn dần. Năm ấy, đất nước có giặc, lúc vua Hùng phải lập đàn khấn Thần Linh và truyền tin để tìm hiền tài huấn luyện binh sĩ.

Nghe tiếng loa truyền, thì 9 con rắn lập tức hóa thành 9 chàng trai cao to, vạm vỡ, và cùng vào yết kiến nhà vua để xin tham gia đánh giặc và cuối cùng đã thành công mang về nền hòa bình cho đất nước. Vua Hùng lập tức phong cho 9 chàng trai này là 9 ông Hoàng.

Về sau, thì ngày 22 tháng 8 năm Bính Dần, bỗng nhiên xuất hiện 1 vầng hào quang chói lòa, và lập tức 9 chàng trai đã hóa trở lại thành 9 con rắn, rồi bơi theo dòng Tam Kỳ dần biến mất. Từ đó, để tưởng nhớ đến công lao đánh giặc, dân làng đã lập đền thờ, để thờ 9 người hùng ở dọc 2 bên của dòng sông, từ bến đò Tranh (Hải Dương) đến tận cuối cửa biển Diêm Điền (Thái Bình).

0915845168