Home > Đồ Thờ > 04Văn chùa (đền) mõ xin tài lộc công danh/sắm lễ sớ tạ

04Văn chùa (đền) mõ xin tài lộc công danh/sắm lễ sớ tạ

04Văn chùa (đền) mõ xin tài lộc công danh/sắm lễ sớ tạ

04Văn chùa (đền) mõ xin tài lộc công danh/sắm lễ sớ tạ, Đền Mõ Hải Phòng, nằm tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Được bao quanh bởi thiên nhiên thanh bình, nơi đây gắn liền với câu chuyện về Công chúa Quỳnh Trân, người có công lớn trong việc khai hoang đất đai.

04Văn chùa (đền) mõ xin tài lộc công danh sắm lễ sớ tạ

Khuôn viên rộng gần 13.000m², với kiến trúc cổ kính, vừa mang giá trị tâm linh, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống Hải Phòng. Lễ hội cầu mưa, cùng biểu tượng cây gạo cổ thụ hơn 700 tuổi
tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Nổi bật với kiến trúc cổ kính, lễ hội truyền thống và cây gạo cổ thụ 700 năm tuổi, nơi đây không chỉ là biểu tượng văn hóa tâm linh mà còn thu hút du khách muốn khám phá lịch sử phong phú của Hải Phòng.

Lễ hội truyền thống tại Đền Mõ

Lễ hội Đền Mõ Hải Phòng diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm, là dịp để tưởng nhớ Công chúa Quỳnh Trân. Các hoạt động chính bao gồm:

Lễ dâng hương: Trang trọng, với sự tham gia của đông đảo thiện nam tín nữ.

Nghi lễ cầu mùa: Cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Trò chơi dân gian: Múa lân, hát chèo, tạo không khí lễ hội sôi động.

Ý nghĩa lễ hội đối với người dân

Lễ hội không chỉ tôn vinh công lao của Công chúa Quỳnh Trân mà còn giúp gìn giữ truyền thống văn hóa địa phương. Đây là cơ hội kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh Đền Mõ Hải Phòng đến du khách, đồng thời khơi dậy lòng tự hào và sự đoàn kết của người dân nơi đây.

Lịch sử và ý nghĩa Đền Mõ

Giai thoại về Công chúa Quỳnh Trân

Công chúa Quỳnh Trân, con gái vua Trần Thánh Tông, đã chọn vùng đất Nghi Dương (nay là xã Ngũ Phúc, Hải Phòng) làm nơi tu hành vào năm 1284. Bà lập am thờ Phật, dạy dân khai hoang, trồng trọt và sử dụng tiếng mõ làm hiệu lệnh, từ đó hình thành tên gọi “Đền Mõ”.

Giá trị lịch sử và văn hóa

Đền Mõ không chỉ là nơi thờ Công chúa Quỳnh Trân mà còn là biểu tượng của lòng đoàn kết. Trải qua các thời kỳ kháng chiến, đền là căn cứ cách mạng quan trọng. Lễ hội Đền Mõ, tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Hải Phòng.

Tổng quan kiến trúc cổ kính

Đền Mõ Hải Phòng mang phong cách kiến trúc truyền thống “Tiền nhất hậu đinh,” với ba tòa nhà chính: tiền đường, đại bái và hậu cung. Các tòa nhà được xây sát nhau, tôn lên sự thâm nghiêm và trang trọng. Điểm nhấn là cửa gỗ lim kiểu “cửa tùng cung khách,” tạo vẻ đẹp tinh xảo, vững chắc cho không gian linh thiêng.

Cây gạo cổ thụ 700 năm tuổi

Cây gạo cổ thụ hơn 700 năm tuổi, tương truyền do Công chúa Quỳnh Trân trồng, là biểu tượng độc đáo của Đền Mõ Hải Phòng. Mỗi mùa hoa nở, sắc đỏ rực rỡ của cây thu hút đông đảo du khách. Được công nhận là Cây di sản Việt Nam, cây gạo còn mang giá trị lịch sử và niềm tự hào địa phương.

Các điểm nhấn trong khuôn viên

Tam quan: Cổng vào chính, được thiết kế tinh xảo, tạo nên sự uy nghiêm.

Gian hậu cung: Nơi đặt tượng Công chúa Quỳnh Trân, trang trọng và tinh xảo.

Chùa Mõ: Tạo thành quần thể kiến trúc với đền, thu hút tín đồ và khách tham quan.

Những điểm nhấn này khiến Đền Mõ Hải Phòng trở thành một không gian văn hóa và tâm linh đặc sắc, xứng đáng để du khách khám phá.

Văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:……………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hưởng tử con là……………………………………….Tuổi……………….

Ngụ tại………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm………………………….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là………………………………………………..Tuổi………….

Ngụ tại……………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi…………… (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Sắm lễ sớ cúng tạ

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).

Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống.

Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang: 1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang

5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.

Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

0915845168