04Văn khấn chùa cao linh hải phòng/linh thiêng sắm lễ sớ
04Văn khấn chùa cao linh hải phòng/linh thiêng sắm lễ sớ, chùa Cao Linh hay còn gọi là chùa Bạch Đằng Giang, tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây của Hải Phòng, cách trung tâm khoảng 12km. Ngôi chùa được đặt ở vị trí rộng rãi, thoáng đãng, nhìn ra QL10, mặt sau tiếp giáp với QL5. Do nằm ở vị trí nổi bật, chùa Cao Linh thường được nhiều du khách ghé thăm, vọng bái.

Địa chỉ: thôn Bắc Hà – xã Bắc Sơn – huyện An Dương – TP. Hải Phòng
Giờ mở cửa chùa Cao Linh tham khảo: Cả ngày
Giá vé vào chùa Cao Linh tham khảo: Miễn phí
Chùa Cao Linh có niên đại 300 năm. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi chùa hiện nay đang sở hữu vẻ đẹp ấn tượng. Từ cổng ngũ quan đến bảo điện, du khách khó có thể thấy ở đâu sự cổ kính mà xa hoa đến vậy.
Chùa Cao Linh ngày nay không chỉ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn với nghệ thuật xây dựng, tạo hình đậm đà bản sắc văn hóa mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của các Phật tử từ khắp mọi nơi.
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Cách bày lễ tại các ban
Ở chùa thì ban thờ to nhất (chánh điện) bao giờ cũng ở chính giữa và là ban Tam Bảo thờ Phật. Các ban khác trong chùa thì thường có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong.
Nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Vật phẩm bày bán Tam Bảo thường gồm có 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành là được.
Về thắp hương, thắp 1 hoặc 3 nén nhang đều được và khuyến khích thắp chung ở lư hương to trước cửa chùa rồi đi từng ban khấn.
Lưu ý khi sắm lễ tại đền chùa
Cách sắm lễ đi đền chuẩn nhất là mua theo số lẻ như 1, 3, 5, 9,… Đây là những số âm, tương ứng với thế giới linh thiêng. Chúng là tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ nên thể hiện sự hòa hợp âm dương. Nhiều người sắm lễ theo số chẵn như 12, 36, 72 nhưng những số này đều chia ra thành 3 phần. Hoặc số 100 mang ý nghĩ trọn vẹn.
Hầu hết người Việt sắm lễ kiêng số 7 vì khi đọc theo tiếng Hán là thất – đồng âm với từ thất lễ, không tôn trọng thần linh.
Trái cây nên chọn mua những quả đẹp, đều màu và không bị dập nát.
Nên chọn quả xanh hoặc chín vừa.
Không rửa các loại trái cây trước khi sắp lễ mà chỉ nên dùng khăn sạch lau qua bên ngoài.
“Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư”, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Nếu không quá cầu kỳ hay dư giả thì chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ rồi.
Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh
Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Chùa Cao Linh thờ ai? Lịch sử chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh có diện tích lên tới 49.000m2 và có thể do dòng họ Lê Văn thuộc làng Hà Liên xây dựng cách đây 300 năm vào đời Hậu Lê. Thời gian đầu, chùa Cao Linh An Dương Hải Phòng gồm 3 gian tiền đường, 5 gian nhà tổ, 2 gian hậu cung, 3 gian nhà bếp.
Tuy nhiên đến những năm kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị đốt mất nhiều gian. Đến năm 2011, trụ trì chùa Cao Linh cùng chư tăng Phật tử đã cùng lên kế hoạch trùng tu và xây sửa lại để chùa có được diện mạo như ngày nay.
Kiến trúc nguy nga của chùa Cao Linh Bạch Đằng Giang
Chùa Cao Linh là một trong những di tích lịch sử Hải Phòng được nhiều du khách yêu thích. Ngôi chùa với kiến trúc ấn tượng gồm cổng ngũ quan, bảo điện, vườn tháp, thiền đường…
Cổng ngũ quan đồ sộ
Chùa Cao Linh gây ấn tượng đầu tiên với du khách bằng cổng ngũ quan được dát vàng lấp lánh như một cung điện xa hoa. Phía dưới chân cổng đặt 6 linh vật bằng đá để trấn giữ chùa. Phần mái vòm có trạm trổ các hoạ tiết rồng, phượng và Đức Phật A Di Đà uy nghiêm. Mái cổng ngũ quan của chùa Cao Linh Hải Phòng được thiết kế theo kiến trúc truyền thống với phần mái cong về hai đầu, đỉnh mái đặt bánh xe pháp luân và đoá sen tinh khiết, tượng trưng cho sự luân hồi chuyển kiếp.
Đặc biệt, khi bước chân đến cổng chùa Cao Linh, du khách thập phương có thể nhìn thấy ngay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và tấm bình phong màu trắng với đường nét hoa văn tinh xảo, sánh ngang với tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Tòa bảo điện – công trình linh thiêng nhất chùa Cao Linh Hải Phòng
Công trình quan trọng nhất tại chùa Cao Linh chính là toà Đại Hùng Bảo Điện. Sau khi bước qua tấm bình phong và dãy tượng Phật uy nghi ở khu vực cổng chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo với 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung, được xếp theo hình chữ Đinh.
Đây cũng là công trình mang nhiều dấu vết của thời gian với phần mái lợp 3 cấp phủ đầy rêu phong. Bên trong chính điện đặt các bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát,… cùng những câu hoành đối.
Vườn tháp – địa điểm thu hút du khách nhất chùa Cao Linh
Ngoài tòa Đại Hùng Bảo Điện thì một điểm cuốn hút của chùa Cao Linh chính là những bảo tháp tinh xảo bằng đá nằm dọc hai bên chính điện.
Các bảo tháp này được thiết kế đế hình trụ với chiều cao khác nhau. Phần mái được điêu khắc hình rồng đang vươn lên trời xanh. Mỗi phía mặt tháp có một bức tượng Phật vàng được khắc nổi. Ngược lại với phần chân tháp có tạc hình đoá sen nở rộ thì phần đỉnh tháp lại là búp sen đang e ấp. Xung quanh tòa tháp đặt những chậu cây cảnh nhiều màu sắc tạo nên sự sống động, rực rỡ cho cả khu vườn.
Một điều ít người biết là các tòa bảo tháp này không chỉ có tác dụng trang trí, làm đẹp cho khung cảnh của ngôi chùa mà bên trong còn lưu giữ di cốt của các vị trụ trì chùa Cao Linh qua nhiều đời.
Những hoạt động lễ bái hằng năm ở chùa Cao Linh
Vào ngày rằm hoặc ngày mùng 1 đầu tháng, chùa Cao Linh thường chào đón du khách thập phương đến lễ bái, cầu bình an. Đặc biệt, chùa trở nên đông đúc và tập nấp hơn vào các dịp lễ lớn như tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan…
khi dòng người hành hương đổ về đây để dâng hương mong công danh, may mắn cho gia đình và những người thân yêu.
Bên cạnh đó, chùa Cao Linh cũng thường tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho các Phật tử như phóng sinh, cầu siêu, khoá tu mùa hè, giảng đạo… giúp cho mọi người trưởng thành hơn, trở nên thiện lành, sống có ích cho xã hội.
Đường đi chùa Cao Linh Hải Phòng
Đi phương tiện cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hải Phòng, bạn đi theo lối Đình Đồng về phía Lạch Tray rồi rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Linh khoảng 10km, đến khi nhập làn QL10 đi thêm 1km nữa, tiếp tục rẽ trái, chạy xe khoảng 200m nữa là tới.
Đi bus: Bạn có thể bắt xe bus số 07 từ trung tâm thành phố Hải Phòng để đến chùa Cao Linh.