06Văn khấn chùa tam chúc/hà nam đúng chuẩn
06Văn khấn chùa tam chúc/hà nam đúng chuẩn, Không hổ danh là chốn bồng lai tiên cảnh ở mảnh đất Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc khiến cho bất cứ ai từng ghé thăm đều không khỏi trầm trồ kinh ngạc.

sở hữu địa thế “tựa sơn hướng thủy” cùng không gian thanh tịnh của chốn Phật pháp linh thiêng, ngôi chùa đã thu hút lượng lớn du khách đến đây tham quan hằng nằm.
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quần thể du lịch chùa Tam Chúc là điểm đến tâm linh khá nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc sở hữu khung cảnh thơ mộng hữu tình với hồ nước mênh mông ở phía trước, những dãy núi đá vôi hùng vĩ ở phía sau và các khu rừng tự nhiên bao quanh. Không gian thanh tịnh của chùa mang đến cho du khách cảm giác như đang đặt chân vào một thế giới bình yên, không có âu lo, muộn phiền.
Năm 2019, chùa Tam Chúc vinh dự là địa điểm được chọn để tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, mỗi năm có rất nhiều Phật Tử tứ phương đến dâng hương lễ bái cũng như hàng triệu lượt khách tham quan đến tham quan chùa Tam Chúc.
Bài khấn khi đi chùa Tam Chúc ngắn gọn
Mời các bạn theo dõi Bài khấn đi chùa ngắn gọn ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.

Văn khấn Bồ Tát Quán Thế Âm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng”Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm Hay dù chỉ thấy bức chân dung, Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,Thoát mọi hung tai, được cát tường”.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..Tín chủ con là …Ngụ tại ….
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng. Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!(3 lạy).
Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Đi chùa Tam Chúc đầu năm khấn như thế nào
Cách cầu nguyện khi đi chùa: Đi chùa đầu năm khấn như thế nào?
Khi đi chùa Tam Chúc, bạn nên tham khảo để tiến hành lần lượt theo năm bước sau đây nhé.
Nên tiến hành đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông đầu tiên.
Đặt lễ lên hương án chính điện rồi thắp đèn nhang.
Sau khi làm lễ ban thờ chính điện xong, bạn có thể đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của đình Bái Đường. Khi thắp hương nên có 3 lễ hoặc 5 lễ. Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn có thể đến đó đặt lễ, dâng hương và tiến hành cầu theo ý nguyện.
Làm lễ cuối cùng ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Đến cuối buổi lễ, khi đã tiến hành lễ tạ để hạ lễ thì bạn nên đến nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để có lời thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và lúc này thì ủng hộ tuỳ tâm công đức.
Cách sắm lễ đi chùa Tam Chúc
Khi sắm lễ dâng hương tại chùa Tam Chúc, nên mua những lễ chay như: hương, hoa tươi, trái cây tươi, xôi, chè,…
Tránh đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chánh điện, nơi của thờ cúng của chùa) vì trên chính điện chỉ thờ đồ chay. Lưu ý là lễ mặn chỉ được phép đặt tại các gian thờ Đức Ông, Thánh Mẫu.
Bạn không mua vàng mã, tiền âm phủ để tiến hành dâng cúng tại chùa. Nếu có tiền thật cũng chỉ nên để vào hòm công đức.
Nên ăn chay, kiêng giới,… trước ngày dâng lễ Phật.
Văn khấn đi chùa Tam Chúc
Dưới đây là các bài khấn đi chùa ngắn gọn, văn khấn ban mẫu, văn khấn mẫu ở chùa Tam Chúc chuẩn nhất theo văn khấn cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo.
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện nào?
Chùa Tam Chúc Hà Nam nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 70km. Do đó, bạn có di chuyển đến chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu chọn đi bằng xe khách, bạn có thể bắt xe Hà Nội – Phủ Lý tại các bến Giáp Bát, Nước Ngầm, Yên Nghĩa. Nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy thì bạn đi thẳng theo đường Giải Phóng, qua bến xe Nước Ngầm đi về Thường Tín – Phú Xuyên. Sau khi tới đoạn giao với QL1A, bạn chạy lên quốc lộ rồi đi theo hướng về Phủ Lý, đi theo QL21 tầm 10km là đến chùa.
Du lịch chùa Tam Chúc nên đi vào thời điểm nào?
Thời điểm thích hợp để tham quan du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là vào mùa xuân và mùa thu. Thời tiết ở Hà Nam lúc này khá đẹp, khí hậu mát mẻ, không nắng nóng, nhất vào khoảng tháng 9 – 11 và tháng 1 – 3. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến đây vào các dịp lễ Phật Giáo quan trọng ở chùa như: Ngày Phật Đản 15/4 Âm lịch, lễ Vu Lan tổ chức vào 15/7 Âm lịch, lễ Trung Thu 15/8 Âm lịch và lễ Phật thành đạo diễn ra vào 8/12 Âm lịch.
Một số điểm tham quan thú vị ở chùa Tam Chúc
Du lịch chùa Tam Chúc, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thăm viếng, chiếm bái cầu bình an, ngồi thuyền ngắm cảnh, … Là một khu quần thể du lịch nổi tiếng, chùa Tam Chúc Hà Nam có nhiều điểm tham quan hấp dẫn bạn nhất định phải ghé qua, chẳng hạn:
Cổng Tam Quan: Đây là cổng chính dẫn lối vào chùa, được xây dựng đồ sộ, vô cùng hoành tráng. Cổng Tam Quan được chia thành Tam Quan Nội và Tam Quan Ngoại. Trong đó, Tam Quan Ngoại được xây dựng kiên cố, là điểm đầu tiên dùng để đón các Phật tử và khách du lịch. Tam Quan Nội là điểm đến tiếp theo sau khi du khách đi thuyền qua hồ Lục Ngạn để đến Khu Tâm Linh.
Nhà khách Thủy Đình: Sau khi đi qua Tam Quan Ngoại, bạn sẽ đặt chân đến nhà khách Thủy Đình. Tại đây bạn có thể check -in, mua vé đi thuyền để khám phá các địa điểm bên trong chùa. Ngoài ra, bạn có thể tham quan nội thất, xem tranh ảnh về chùa và ngắm nhìn toàn cảnh Khu Tâm Linh Tam Chúc.
Vườn cột kinh: Tại đây có 32 cột kinh khổng lồ, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, cao 14m làm từ đá xanh, được xếp ngay ngắn, vô cùng trang nghiêm. Mỗi chân cột là một đài sen, thân hình lục giác, đỉnh là búp sen, kết hợp cùng những hoa văn độc đáo vô cùng ấn tượng.
Một số địa điểm du lịch thú vị gần chùa Tam Chúc
Đền Lảnh Giang:
Nổi tiếng là ngôi đền tâm linh bậc nhất Hà Nam, đền Lảnh Giang với kiến trúc hàng trăm năm tuổi thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách gần xa. Đến nơi đây, bạn sẽ được khám phá những câu chuyện bí ẩn trong lịch sử và tham gia nghi thức “vay vốn” vô cùng độc đáo.
Động Phúc Long:
Nổi tiếng là thắng cảnh đẹp ở Hà Nam, động Phúc Long trở thành điểm đến được nhiều du khách quan tâm. Động Phúc Long mang dáng dấp của một con rồng, này nằm ở khu vực núi Chùa với sức chứa lên đến vài trăm người. Sự hòa hợp giữa động Phúc Long và không gian núi Chùa đã tạo nên bức họa tuyệt đẹp khiến du khách không khỏi say mê.
Núi Ngọc – Chùa Bà Đanh:
Dường như cái tên chùa Bà Đanh đã không còn xa lạ. Câu nói “vắng như chùa bà Đanh” đã phần nào cho thấy được không gian vô cùng tĩnh lặng và bình yên của chùa. Nếu muốn thưởng ngoạn cảnh đẹp trong không gian vắng lặng và riêng tư, bạn có thể ghé thăm địa điểm này.
Ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi du lịch chùa Tam Chúc
Khi du lịch tham quan chùa Tam Chúc, nhất định bạn phải thưởng thức những món ăn đặc sản của tỉnh Hà Nam sau:
Bánh cuốn chả nướng Phủ Lý:
Đây là món ăn ngon rất nổi tiếng ở Hà Nam, hương vị bánh cuốn chả đặc biệt sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Chả nướng được làm từ thịt heo tươi ngon, chế biến công phu rồi đem tẩm ướp với gia vị theo công thức truyền thống. Sau đó nướng chín trên bếp than hồng, ăn kèm với bánh cuốn, rau sống và chén nước chấm chua ngọt. Tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau, đảm bảo hài lòng thực khách khó tính.
Cá kho niêu đất Vũ Đại:
Món ăn này tưởng chừng quen thuộc nhưng sẽ khiến bạn bất ngờ bởi hương vị đậm đà khó cưỡng. Cá trắm đen làm sạch, tẩm ướp cùng gia vị, lót một lớp riềng vào nồi đất, xếp cá lên trên và đem đi kho trong 12 giờ đồng hồ. Từng khúc cá thơm ngon, đậm vị nhưng không bị nát sẽ khiến bạn xuýt xoa ngay khi thưởng thức chúng.
Chuối ngự Đại Hoàng:
Đây là một loại chuối ngon nằm trong top những loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Những trái chuối vàng óng, mập đều thơm ngon ở đây không phải nơi nào cũng trồng được. Hãy dành thời gian nếm thử để xem chúng có gì đặc biệt nhé!
Món chay:
Tại chùa Tam Chúc, bạn có thể thưởng thức các món chay độc đáo, phong phú ngày tại trong chùa. Mỗi món chay ở chùa lại có một điểm đặc sắc riêng. Hòa cùng không gian thanh tịnh, yên bình, những món chay thanh đạm sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng từ trong tâm hồn.