06Văn khấn đền vua cha bát hải/đồng bằng thái bình
06Văn khấn đền vua cha bát hải/đồng bằng thái bình, Vua Cha Bát Hải là tên gọi dân gian của Đức Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình, một vị thần trong thần thoại Việt Nam. Theo truyền thuyết, khi giặc Thục sang xâm lược nước ta, Vua Hùng lập đàn cầu trời được thần linh mách bảo về nơi Đền Đồng thì sẽ có dị nhân đứng lên giúp đánh tan quân thù.
Vua Hùng làm theo và đúng như lời mách bảo. Hoàng Xà hiện ra và biến thành một chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người. Nhận khẩu dụ của Vua Hùng, sao đó triệu 2 em là hai Hoàng Long, mười tướng cùng các binh sĩ.
Sau 10 ngày tập hợp binh sĩ, Ngài xuất quân và đánh tan quân thù chỉ trong 3 ngày. Tên ngài là Vĩnh Công và sau này được Vua Lý Thánh Tông sắc phong là Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình.
Kiến trúc Đền Vua Cha Bát Hải như thế nào
địa chỉ: Đền Đồng Bằng tọa lạc tại xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Đền Đồng Bằng, nằm giữa Khu di tích An Lễ, là ngôi đền lớn nhất và quan trọng nhất.Thờ Vĩnh Công Đại Vương (Đức vua Bát Hải) và có kiến trúc đồ sộ với 13 tòa và 66 gian nối tiếp. Các mảng kiến trúc kết hợp mềm mại và chạm khắc phức tạp, thể hiện đa dạng đề tài.
Cổng đền và sân chính là nơi tổ chức lễ tế quan trọng. Đền có 5 gian thờ chính, mỗi gian có điểm đặc biệt. Cung Đệ nhất là nơi thờ vua Bát Hải, Cung Cấm và Điện thờ chung là nơi linh thiêng nhất. Cung Cấm Cung coi là linh thiêng vì đủ ngũ hành “kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”, và giếng cổ giữa trung tâm cung được cho là nơi Vĩnh Công ẩn thân. Nước từ giếng này được coi là quý giá và mang lại may mắn cho người tin tưởng.
Bài văn khấn đền Vua Cha Bát Hải chuẩn nhất
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Đất, con lạy mười phương chư Phật ,chư Phật mười phương,
Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con Lạy Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng .Hộ Pháp Chư Thiên, Thiện Thần Bồ Tát.
Con lạy Tam Vị Đức Vua Cha Đức Tam Thập Tam Thiên Thiên Chúa Đế Thích Đề Hoàn Nhân Thánh Đế Ngọc Bệ Hạ
Con Lạy Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Đại Đế Ngọc Điện Hạ.
Con lạy Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên
Con Lạy Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình Thủy Quốc Long Vương.
Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu:
Con Lạy Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Con Lạy Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Con Lạy Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Con Lạy Mẫu Đệ Tứ Khâm Sai
Con Lạy Hội Đồng Quan Tứ Trụ Triều Đình
Con Lạy Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh hội Đồng Tiên Thánh Đông A Phủ.
Con lạy Trần Triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Con lạy Trần Triều Khải Thánh Vương Phụ, Vương Mẫu, Vương Phi Phu Nhân,
Trần Triều Vương Huynh, Vương Đệ.Vương Tử ,Vương Tế, Vương Nữ Vương Tôn
Con Lạy văn võ bá quan quân thần trần triều
Con lạy Tam Tòa chúa bói –Hội đồng Chúa bói Chúa chữa Chúa Mán Chúa Mường
Con Lạy Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Tiên Chúa Thác Bờ
Con Lạy Ngũ Phương Bản Cảnh Vũ Quận Bạch Hoa -Năm Phương Chúa Bà
Con lạy Ngũ Vị Vương Quan, Tôn Quan Đệ Nhất Thượng Thiên , Tôn quan Đệ Nhị Giám Sát, Tôn Quan Đệ Tam
Thoải Phủ, Tôn quan Đệ Tứ Khâm Sai, Tôn Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh.
Con lạy Tôn Quan Điều Thất .
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Chầu Bà,
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
Chầu Năm Suối Lân
Chầu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Tiên La
Chầu Bát Nàn Đông Nhung Đại Tướng Quân
Chầu Cửu Sòng Sơn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Con lạy Hội Đồng Chầu Bé-Con Lạy Chầu Bé Thượng Ngàn Quyền Cai Bắc Lệ
Con cung thỉnh mời Tứ Phủ Thánh Hoàng, thập vị quan Hoàng
Con lạy 36 tòa Sơn Trang -Sơn Trang, Tám Tướng Thập Nhị Tiên Nàng
Con lạy Tứ Phủ Thánh Cô
Con xin kính lạy Cô Nhất Thượng Thiên- Cô Cả đền Dùm
Con lạy Cô đôi Thượng Ngàn
Cô bơ Thoải, con lạy cô tư Ỷ La, Cô năm suối lân, cô Sáu sơn trang, Cô bảy Tân La, cô Tám Đồi Chè , 12 cô Chín, Cô chín thượng Ngàn, Cô chín Sòng sơn, cô Mười mỏ Than, Hội đồng cô bé, Con Lạy cô bé Thượng ngàn, cô bé Thoải .con lạy cô Bé Bản Đền (bản điện),Con lạy Tứ Phủ Thánh Cậu trên Ngàn dưới Thoải,Con lạy Cậu đệ nhất Hoàng Thiên , Cậu Hoàng Đôi Thượng Ngàn, Cậu Hoàng Ba Thoải, Cậu Hoàng Tư Long Thành , Con Lạy Cậu Bé Hoàng Thiên , Cậu Bé Thượng Ngàn, Cậu Quận Phủ Dầy, Cậu Đồi Ngang Phố Cát .Con lạy cậu bé bản Đền ( Bản Điện ).
Con Lạy Hội Đồng Quan Ngũ Dinh, Đôi quan Thanh Xà Bạch Xà, Sơn Thần Bản Thổ Ngũ Hổ Thần Tướng-
Con cung thỉnh mời chư vị Chúa Chầu các Quan thủ Đền thủ Điện, Chư vị Thành Hoàng Bản Thổ , Chư vị Thần thổ cư đồng ngự dải đất này.
Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời. Hôm nay ngày:… Tháng:… Năm:…
( Dâng gì cầu gì khấn nấy hoặc theo bài bên dưới)
Nhân …………..
Đệ tử con nhất tâm 1 lòng, nhất tòng 1 đạo, nhất tâm trí thiết, nhất dạ chí thành, đêm tưởng ngày mong, tu thiết hương, hoa, đăng, trà, quả, thực (mang miệng về tâu, mang đầu về bái), trên con tấu thượng thiên, dưới con đệ trình long cung thuỷ phủ cùng đồng gia quyến đăng cung phụng cửa đình thần tam tứ phủ ……………(tên đền) linh từ.
Mong trên cha độ, dưới mẫu thương, đèn trời đuốc biển soi đường dẫn lối, phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà , vuốt ve che trở cho gia chung chúng con trong 3 tháng hè, 9 tháng đông, tai qua nạn khỏi- Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được bình an vô sự, cửa nhà khang ninh, cầu danh đắc danh , cầu phúc đắc phúc, đắc tài sai lộc…… Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
Cung thỉnh công đồng Lục Cung Tiên Tổ dòng họ….. nguyên quán…..,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia, chư vị tiên linh trong dòng họ theo hầu Phật Thánh cửa Đình Thần Tam Tứ Phủ, trên tấu tòa vàng Thượng Thiên , dưới tấu Thủy Cung Địa Phủ, cho con cháu nhất một lòng, tòng một đạo Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm…
Sự tích Đền Vua Cha Bát Hải (Đền Đồng Bằng)
Trong thời vua Duệ Vương, trên vùng đất Đồng Bằng (nay là Đào Động), một ngôi miếu nhỏ được xây dựng. Trong cuộc xâm lấn của quân giặc Thục, vua cùng đàn Linh Sơn Tú Khí yêu cầu sự giúp đỡ của thủy thần Đào Động (Vua Cha Bát Hải Động Đình). Thủy thần hiện linh, giúp dẹp giặc và lập 8 trạng Đào Động. Vì công lao này, Ngài được trọng phong với danh hiệu “Vĩnh Công Đại Vương.” Đền trở thành biểu tượng tôn thờ quốc gia.
Đền Vua Cha Bát Hải có ở đâu?
Đền Đồng Bằng là nơi thờ chính của Vua Cha Bát Hải, tọa lạc tại làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ngoài Đền Đồng Bằng khu Quần thể du lịch Tâm Linh Phủ Dầy cũng hiện hữu với một ngôi đền đặc biệt thờ Vua Cha Bát Hải như đền Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đền Phủ Vân Cát là một đền nhỏ thờ Vua Cha Bát Hải ở Phủ Dầy, cũng thuộc tỉnh Nam Định.
Lễ hội Vua Cha Bát Hải là ngày nào?
Lễ hội Vua Cha Bát Hải được diễn ra vào ngày 20/8 âm lịch, gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi thức tế thần, dâng hương, diễn lại tích xưa Vua Cha đi đánh giặc. Phần hội là nhiều trò chơi mang đậm tính dân gian như: hát văn, kéo co, bơi trải, chọi gà, cờ tướng…
Chuẩn bị lễ vật đi lễ đền Vua Cha Bát Hải
Để chuẩn bị lễ vật đi lễ đền Vua Cha Bát Hải, bạn nên có những món sau:
1 bó hoa.
Dĩa quả gồm nhiều loại quả: chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ.
1 chai rượu nhỏ.
1 đĩa trầu cau + tiền lẻ.
Vàng mã.
Xôi giò hoặc gà trống luộc.
Bánh kẹo.
Oản phẩm.
Ngọc Hoàng Thượng Đế là ai? Tiệc vua cha Ngọc Hoàng diễn ra vào thời gian nào?
Theo tín ngưỡng dân gian lễ cúng vía trời được diễn ra vào ngày mồng 9 tết âm lịch vì: theo văn hoá tín ngưỡng dân gian, trong các số được đánh từ 1 đến 9 mỗi con số đều mang ý nghĩa rất riêng. Dựa theo ý nghĩa này, người xưa lựa chọn để làm lễ cúng vía trời.
Số đầu tiên là số 1 tượng trưng cho sự vĩ đại, lớn lao của tạo hoá. Số 2 biểu thị cho trời và đất. Số 3 ý nghĩa là tam tài, tức là trời – đất – người, số 4 nói về 4 kiểu khí tượng gọi là: nhật – nguyệt – tinh – thần. Số 5 biểu trưng cho vòng tròn ngũ hành bao gồm kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Số 6 biểu trưng cho sự hoà hợp của trời, đất cùng 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Số 7 biểu thị cho chòm sao Bắc Đẩu.
Số 8 mang ý nghĩa biểu trung cho bát quái càn khôn. Số 9 biểu trưng cho 9 phương trời, sự bao la rộng lớn. Dựa theo ý nghĩa từng con số, người xưa đã lựa chọn số 9 làm ngày cúng số 1 làm tháng cúng để biểu thị rõ nét về thế giới vu trụ. Chỉ có người chức cao nhất là Ngọc Hoàng Thượng Đế mới có thể là người khiến trời, đất, vạn vật sinh sôi nảy nở
Văn khấn Ngọc Hoàng Thượng Đế
Khi cúng Ngọc Hoàng Thương đế (cúng vía trời) gia khấn đầy đủ, thành tâm theo văn khấn như sau:
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con xin cung thỉnh đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Vua cha Bát Hải, đức Vua cha Thuỷ Tề, Hội đồng đức Vua cha. Quan Nam Tào, Bắc Đẩu, tứ đại Thiên Vương, Thiên Long Hộ Pháp
Con xin cung thỉnh, Ngũ vị Hoàng Tử, Ngũ vị Tiên Ông
Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc Mẫu, Mộc Công Thiên Mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thuỷ Tề, Mẫu Cửu Trùng Thiên.
Con xin cung thỉnh Đức phật A Di Đà Dược Sư Lưu Ly quang Như Lai Phật
con xin cung thỉnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ cõi Sa Bàn như lai – con xin cung thỉnh Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề Quan Thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn vị Chư Phật, chư vị Bồ Tát, các chứ vị La Hán, các đức Hộ Pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mấu, các Chầu, các Quan, Mẫu Đê Nhất, Mẫu Đệ Nhị, Mẫu Đệ Tam, Tam Toà Thánh Mẫu.
Con xin cung thỉnh Tứ Phủ Chầu Bà, Tư phủ Vạn Linh, Long thiên thánh chúng Vị Tiền
Con xin Cung thỉnh các vị Tiên Thiên, Tiên Thánh, Tiên Thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các Thánh Cô, thánh Cậu, hồn thiêng sông núi.
Con xin cung thỉnh các Quan thần linh Bản địa, Thần hoàng Bản Thổ, Thần công Thổ Địa, thần Tài, Thần Táo Công muôn vàn chư vị thần linh đang cai quản (địa chỉ nhà, nơi cúng)
Con xin cung thỉnh Đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (nhà Chông, họ nội)
Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn, dòng họ,…, các cô cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày 09, tháng Giêng, năm âm lịch chúng con (họ ông bà (nếu còn sống) tên chồng, vợ rồi đến các con)
Có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, Phật, các cung các cõi linh thiêng
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồn xuôi gió. Cho chúng con được nhà của yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khoẻ mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh dòng họ, tổ tiên.
Lễ mọn lòng thành xin ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện chúng con.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Những nơi thờ tự Vua Cha Ngọc Hoàng
Đền Ô Xuyên, Cổ Bì, Bình Giang, Hải Dương
Chùa Ngọc Hoàng, 73 đường Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM
Đàn Nam Giao, di tích cố đô Huế
Đền Đậu An, thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Chùa Ngọc Hoàng, Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Nhà thờ họ Trương Việt Nam, Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện Bồ Hong, trên đỉnh núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Chùa Vân An, Bảo Lạc, Cao Bằng
Đàn Kính Thiên Tràng An, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình.
Đồ lễ cúng Ngọc Hoàng
Lễ cúng Vua Cha Ngọc Hoàng có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo phong tục và khả năng của gia chủ. Theo cách cúng đơn sơ, lễ vật thường gồm có nhang, đèn cầy, một đĩa hoa quả, hoa tươi, và trà (hoặc nước lã).
Lễ Vật Đơn Sơ:
Nhang
Đèn cầy
Đĩa hoa quả
Hoa tươi
Trà hoặc nước lã
Đối với những gia đình khá giả và muốn thực hiện lễ cúng đúng theo bài bản cổ truyền, lễ vật được chuẩn bị đầy đủ hơn, bao gồm cả món “phẩm” (phẩm vật), thường là các loại đồ khô. Các loại đồ khô này bao gồm:
Lễ Vật Đầy Đủ:
Bột khoai
Bột bán kim
Nấm mèo
Đông cô
Táo tàu
Bún tàu
Tàu hủ ki
Phổ tai
Các loại đồ khô thường được chuẩn bị theo số lẻ, như 5, 7 hay 9 loại, tùy theo gia chủ.
Vàng Mã:
Thếp tiền vàng (màu vàng)
Một cặp thùng giấy (một cái màu vàng và một màu bạc)
Một cặp thùng giấy (giống thùng xách nước, một cái màu vàng kim, một cái màu bạc)
Một cặp mía màu vàng (còn nguyên ngọn)
Đường đổ khuôn: Đường mía được thêm màu vàng, đỏ hay hồng, sau đó nấu đổ vào khuôn thành hình tháp lục giác, kỳ lân, lý ngư, hay thỏi vàng.