Chuyên Thiết Kế, Thi Công Lắp Đặt Các Sản Phẩm Đá Mỹ Nghệ Điêu Khắc Trên Toàn Quốc ĐC: Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.

06Văn khấn đình chùa/phúc khánh/thành hoàng làng

06Văn khấn đình chùa/phúc khánh/thành hoàng làng

06Văn khấn đình chùa/phúc khánh/thành hoàng làng, Chùa Phúc Khánh (chùa sở) đã không còn là cái tên tên xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là với người dân Hà Nội. Ngôi chùa này ẩn chứa những tinh hoa vô giá từ thời ông cha để lại, được xem là một trong những ngôi chùa Hà Nội lâu đời và nổi tiếng nhất tại thành phố này.

Chùa Phúc Khánh (chùa Sở) là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời nhất tại Hà thành. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nằm giữa phố thị đông đúc, chùa Phúc Khánh vẫn khiến hàng nghìn Phật tử trên cả nước đổ về nườm nượp mỗi dịp mở lễ.

Ngoài ra, chùa Phúc Khánh được xem là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội nên ghé thăm khi đến thành phố này.

06Văn khấn đình chùa phúc khánh thành hoàng làng
061Văn khấn đình chùa phúc khánh thành hoàng làng

Cách đi chùa Phúc Khánh – Đình, Chùa Phúc Khánh ở đâu?

Mặc dù tọa lạc ngay giữa Thủ đô tấp nập nhưng chùa Phúc Khánh vẫn luôn giữ được vẻ thanh tịnh, bình yên vốn có. Vậy Chùa Phúc Khánh ở đâu?

Chùa Phúc Khánh nằm tại nút giao Ngã Tư Sở – Tây Sơn, một trong những cung đường đông đúc nhất tại Hà Nội. Khu vực này là trọng điểm của các đường vành đai kết nối các quận Hà Đông, Thanh Xuân… vào trung tâm thành phố. Chính vì vậy, lượng phương tiện đổ về đây mỗi ngày vô cùng lớn.

062Văn khấn đình chùa phúc khánh thành hoàng làng
063Văn khấn đình chùa phúc khánh thành hoàng làng

Do ở trong trung tâm nên việc di chuyển đến chùa Phúc Khánh khá dễ dàng, đường rộng rãi, bằng phẳng và dễ đi. Để đến được ngôi chùa này, du khách có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây:

Di chuyển bằng xe bus: có rất nhiều các tuyến xe bus đi qua cung đường này như bus 24, 01, 02…với giá vé từ 7.000 VNĐ/vé.

Di chuyển bằng oto/xe máy: chùa nằm ở quận Đống Đa nên du khách có thể di chuyển từ Xã Đàn, rẽ trái qua Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn, đi dọc phố đến gần chân cầu vượt Ngã Tư Sở sẽ thấy chùa phía tay trái.

Văn khấn Đình, Đền, Miếu

064Văn khấn đình chùa phúc khánh thành hoàng làng

Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng…năm.

Hương tử con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam

làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.

Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót,

phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc,

an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật! – Nam mô a di Đà Phật!

Cách sắm lễ mâm cúng dâng Thành Hoàng làng

Lễ cúng Thành Hoàng làng là một nghi thức tôn giáo và văn hóa truyền thống của một số vùng miền tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách sắm lễ cúng Thành Hoàng làng cũng có thể khác nhau, tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán cụ thể. Dưới đây là cách chuẩn bị sắm lễ cúng Thành Hoàng theo từng nghi thức:

– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

– Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

– Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).

Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

– Cỗ mặn sơn trang:

Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…

Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:

1 vị chúa

2 vị hầu cận

12 vị cô sơn trang

– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

thaiduy: