08Văn khấn xây sửa chuyển bếp mới cũ
08Văn khấn xây sửa chuyển bếp mới cũ, Chuyển bếp hay sửa bếp đồng nghĩa với việc gia chủ chuyển nhà hay làm nhà mới. Theo quan điểm tâm linh của ông bà ta để lại, với những lần như thế gia chủ nên thực hiện lễ cúng chuyển bếp. Tùy theo văn hóa của từng vùng miền thì bài cúng chuyển bếp cũng sẽ có những sự khác biệt riêng.
Hướng dẫn cách cúng bếp mới
Cúng bếp mới đúng phong tục mang lại cảm giác an tâm và năng lượng tích cực cho gia đình. Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ và đúng phong tục truyền thống, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
Chọn ngày tốt để cúng bếp mới: nếu bạn có hiểu biết về cách xem ngày tốt thì có thể tự xem trên lịch vạn niên. Nếu cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với các thầy phong thủy uy tín để được hỗ trợ.
Chuẩn bị lễ vật chu đáo: Một mâm lễ to hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, lễ vật nên chuẩn bị chỉn chu và tươm tất để thể hiện lòng thành tâm với các vị
Táo quân.
Thắp nhang đốt nến: Để bắt đầu lễ cúng thì gia chủ cần thắp nhang và đốt nến trong mâm cúng lên.
Khấn vái: Sau đó thành tâm, chắp tay và khấn bài văn khấn cúng bếp mới.
Tạ lễ: Sau khi đọc xong văn khấn thì mới các vị thần linh hưởng thụ lễ vật.
Hóa vàng: Khi hương tàn được 2/3 hoặc tàn hết thì mang vàng mã và các lễ vật bằng giấy đi đốt.
Vì sao nên làm lễ cúng chuyển bếp, sửa bếp
Ông Công Ông Táo là vị thần bếp cai quản mọi chuyện diễn ra trong gia đình và vào cuối năm sẽ về trời báo cáo lại với Ngọc Hoàng. Bên cạnh đó, Ông Táo còn là vị thần định đoạt đến sự hưng thịnh hay cát hung của gia đình đó. Vì vậy, trước khi làm điều gì liên quan đến bếp núc chúng ta điều phải thực hiện lễ cúng bếp.
Đây giống như là sự thông báo của gia chủ đến với thần bếp rằng gia đình đến nơi khác, mời ông Táo theo cùng và tiếp tục che chở gìn giữ gia đình mình.
Mâm cúng bếp mới gồm
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để chuẩn bị một mâm cúng bếp mới phù hợp. Đây là một phong tục truyền thống, do đó chủ yếu là sự thành tâm với các vị thần linh cai quản bếp núc.
Không nhất thiết phải chuẩn bị quá cầu kì nếu điều kiện kinh tế eo hẹp. Dưới dây là những lễ vật trong một mâm cúng bếp mới đơn giản:
Xôi, chè, cháo
Bình hoa tươi
Mâm trái cây
Nhang, đèn cầy, gạo, muối
Giấy cúng bếp mới, tiền vàng mã, hia áo nón ngựa cưỡi 3 phần
Bánh kẹo
Trầu têm
Cá lóc nướng
Bạn có thể cúng thêm mâm cơm, hay cúng chay theo mong muốn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mâm lễ cúng chay hoặc đơn giản có hoa, quả, vàng mã giấy cúng và 3 nén nhang.
Bài Khấn văn cúng bếp mới đúng chuẩn
Bài cúng bếp mới được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và đã được những người có kiến thức tâm linh sửa đổi để phù hợp với từng thời đại. Dưới đây là nội dung bài văn khấn cúng bếp mới được trích từ sách “Văn Khấn cổ truyền Việt Nam“:
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần 3 lạy)
Con lạy Chư Vị Tôn Thần
Con kính lạy các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa
Con kính lạy Ngài Táo phủ thần quân.
Chúng con là: … hiện đang sống tại: …
Hôm nay là ngày…. tháng…. năm, là ngày lành tháng tốt. Gia đình chúng con thành tâm sắm lễ, thắp nén nhang thơm dâng lên trước án. Có lời thưa rằng vì chúng con khởi tạo xây bếp mới/sửa lại bếp/chuyển bếp vị trí khác tại căn nhà ở địa chỉ…..
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong các vị thần linh soi xét và cho phép được làm lễ cúng bếp mới.
Chúng con thành tâm kính mời: các ngài Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật chứng giám lòng thành và phù hộ độ trì, các ngài Thiên Địa Long Mạch Tôn thần và tất cả các Thần linh cai quản trong xứ này.
Cúi xin các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đình được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con tuy lễ bạc nhưng tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật (3 lần 3 lạy)
Văn khấn xin phép sửa bếp
“ Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần )
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Quan Đương niên. Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…………….
Ngụ tại:…………
Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà bếp ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi nấu nướng cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.
Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần
ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!”
Dọn nhà mới, văn khấn cúng nhà bếp
Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần )
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật. Chư Phật mười phương, con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Hôm nay ngày … Tháng … Năm …
Gia đình chúng con mới chuyển (dọn) đến đây là: … (Địa chỉ) …
Chúng con thật tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Nhờ hồng phúc tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con vừa mới tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân lựa chọn được ngày lành tháng tốt, xây dựng án thời, kê giường group lửa, kính lễ khánh hạ.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ thể trạng dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Tại sao có lễ cúng bếp mới
Có thể nói rằng, bếp là một trong những không gian quan trọng nhất trong mỗi ngôi nhà. Đây là nơi tạo nên những bữa ăn, mang lại sự ấm no và hạnh phúc cho gia đình. Ngày nay, tuy dịch vụ ăn uống rất phát triển, nhưng không gian bếp vẫn không thể thiếu trong một ngôi nhà ấm cúng. Đây cũng là không gian chúng ta cần chăm sóc tốt để vun vén hạnh phúc gia đình.
Còn theo quan niệm dân gian, Ông Táo là thần linh cai quản không gian bếp, giữ lửa cho mỗi ngôi nhà. Ngoài cai quản bếp núc, Táo Quân cũng là vị thần bảo vệ và mang lại may mắn cho mỗi gia đình. Thường ngày, Ông Táo sẽ ghi chép lại tất cả những hoạt động trong gia đình và ngày 23 tháng Chạp hàng năm sẽ về trời để tâu lại với Ngọc Hoàng.
Tuy chỉ là những văn hóa dân gian từ xa xưa để lại, nhưng cúng ông Táo đã trở thành một phong tục truyền thống. Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cúng bếp mới cũng chính là để tạ ơn Táo Quân và cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc đến với gia đình. Đây là một lễ cúng mang tính tín ngưỡng riêng của từng gia đình, không phải là một nghi lễ bắt buộc theo pháp luật hay tôn giáo.
Khi nào nên cúng bếp mới
Thần bếp là những vị thần giữ lửa, cai quản và giám sát các hoạt động trong gia đình. Theo quan niệm dân gian thì đây cũng là những vị thần mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Do đó, những gia đình có tín ngưỡng thờ cúng, thường sẽ tổ chức lễ cúng bếp mới khi chuyển về nhà mới, chuyển bếp hoặc tu sửa lại bếp cũ thành bếp mới. Thông thường, lễ cúng bếp mới sẽ diễn ra sau lễ nhập trạch và trước khi nấu những món ăn đầu tiên cho gia đình.
Ngoài ra, lễ cúng bếp mới còn được tổ chức vào dịp cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm để tiễn ông Táo về trời.