15Ngôi chùa đền miếu hưng yên – văn khấn sắm lễ
15Ngôi chùa đền miếu hưng yên – văn khấn sắm lễ, Trong lòng của vùng đất thanh bình Hưng Yên, những ngôi chùa ở Hưng Yên không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là di sản văn hóa lịch sử. Đây là những ngôi chùa mang trong mình sứ mệnh gìn giữ và truyền bá những giá trị truyền thống.

Những ngôi chùa ở Hưng Yên mang vẻ đẹp cổ kính, giá trị văn hóa lịch sử lâu đời cùng kiến trúc ấn tượng. Đây là nơi linh thiêng để đến thăm viếng, thu hút những ai muốn tìm hiểu về tâm linh.
Ngôi chùa ở Hưng Yên linh thiêng nổi tiếng
Đền Mẫu – Chốn linh thiêng nơi Phố Hiến, Hưng Yên
Tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên – đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng của tỉnh Hưng Yên, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương.
đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt phố Hiến, một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa.
Trang chủ/Việt Nam – Đất nước – Con người
Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt.
Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng.
sắm lễ đi chùa
Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.
Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:
Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.
Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)
Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).
Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…
Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em
Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Hướng dẫn cách đi lễ chùa đúng cách
Đi lễ chùa nên mặc gì
Chùa chiền vốn là chốn linh thiêng, là nơi thờ tụng vì vậy bạn nhất định phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:
Lựa chọn những trang phục có màu sắc nhã nhặn đặc biệt là có cùng tông màu với áo tràng, áo lam Phật tử với lựa chọn này vừa thể hiện lòng thành kính với bề trên lại tăng lên nét giản dị, dịu dàng.
Đến những chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu thì bạn nhất định phải mặc áo sơ mi cổ kín, hoặc áo dài, nếu là áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, lịch sự.
Không nên mặc gì
Tuyệt đối không mặc đồ hở hang đồ có thể nhìn xuyên thấu.
Không nên diện những trang phục sành điệu để đi chùa chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy… có thể nó không hở hang nhưng lại gây phản cảm cho người nhìn.
Không mặc quần lửng, mặc váy, quần tất lưới đi chùa vì vừa mất mỹ quan lại thiếu sự tôn kính ở nơi thờ phật.
Nên đi chùa vào giờ nào
Có nên đi chùa vào buổi tối? Theo quy định của chùa không có điều nào ngăn không cho ghé đến vào buổi tối. Nếu sáng bạn bận rộn không thể đến chùa thì tối đến vẫn được. Miễn là bạn thể hiện được sự thành tâm của mình.
Nhiều người vẫn quan niệm đi chùa vào mùng 1 để cả năm được bình an. Tuy nhiên, chùa là nơi linh thiêng nên khi ghé đến đây cần ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và cư xử sao cho phù hợp.
Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh
Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Văn miếu Xích Đằng – Biểu tượng tự hào đất học Phố Hiến
Văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng thuộc quần thể di tích Phố Hiến, tại phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên). Với gần 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền văn hiến và tinh thần hiếu học của mảnh đất Phố Hiến khi xưa.
Thế kỷ 17, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình nhà Lê đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Trấn Sơn Nam khi ấy gồm các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên. Văn miếu Sơn Nam (văn miếu Xích Đằng khi đó) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các cuộc thi hương và sát hạch thí sinh đi dự kỳ thi hương.
Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, Văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên. Cũng theo những gì được ghi chép lại trên quả chuông và khánh còn lưu giữ ở văn miếu, sở dĩ văn miếu Hưng Yên còn có tên là văn miếu Xích Đằng vì nó được xây dựng trên nền của chùa Nguyệt Đường, làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên.
Chùa Nôm ở Hưng Yên đẹp uy nghi
Địa chỉ: 43 Trưng Trắc, Quang Trung, Hưng Yên Đi du lịch Hưng Yên 1 ngày, chùa Nôm là thắng cảnh nhất định phải ghé đến. Đây là chùa ở Hưng Yên có công trình kiến trúc bề thế với cổng tam quan và những pho tượng Phật cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Nhờ bí quyết làm tượng từ đất sét, các bức tượng vẫn nguyên vẹn dù đã trải qua nhiều trận lụt lớn.
Khu Lầu Quan Âm với hình ảnh bông hoa sen lộng lẫy giữa hồ, hai tháp Cửu phẩm liên hoa bằng đồng tạo nên một cảnh đẹp độc đáo. Chùa Nôm không chỉ nổi tiếng với giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo, mà còn là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn bởi không gian yên bình và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chùa Thái Lạc – Di tích quốc gia đặc biệt
Địa chỉ: Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên, Chùa Thái Lạc là di tích quốc gia đặc biệt, thuộc một trong ba công trình kiến trúc gỗ thời Trần duy nhất còn lại, cùng với chùa Dâu ở Bắc Ninh và chùa Bối Khê ở Hà Nội. Ngôi chùa ở Hưng Yên này không chỉ thờ Phật mà còn thờ Tứ Pháp, tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên.
Với kiến trúc nội công ngoại quốc, chùa có vẻ đẹp hài hòa, toát lên sự cao quý và độc đáo. Những bức phù điêu và chạm khắc trên gỗ mang đậm nét văn hóa dân gian, phản ánh hào khí Đông A thời Trần.
Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng ở Hưng Yên
Địa chỉ: La Mát, Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên, Chùa Phúc Lâm Hưng Yên nằm cách Hà Nội khoảng 1 giờ di chuyển, thu hút du khách bởi phong cảnh làng quê yên bình và thanh tịnh. Với tuổi đời hơn 100 năm và sau 5 năm trùng tu, chùa trở nên lộng lẫy, uy nghi với vẻ ngoài được dát vàng rực rỡ.
Trên diện tích rộng 4ha, ngôi chùa ở Hưng Yên bao quanh bởi cây xanh, hồ nước và cánh đồng thanh bình. Kiến trúc của chùa đặc sắc với toà Tiền đường và toà Thượng điện, cùng với những tượng Phật lớn. Cầu thang hình rồng uốn lượn dẫn lên tầng hai với lan can cánh sen rộng lớn, cùng mái chùa Phúc Lâm ở Hưng Yên được chạm khắc hình rồng sống động.
Chùa Hiến mang nét đẹp xưa cũ
Địa chỉ: Phố Hiến, Hồng Châu, Hưng Yên, Chùa Hiến là một di tích quốc gia đặc biệt thuộc Khu di tích Phố Hiến. Đây là điểm tham quan hấp dẫn với kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đây là ngôi chùa ở Hưng Yên được xây dựng từ cuối thời Lý, đến nay vẫn giữ được nét đẹp cổ kính qua hàng trăm năm tu sửa.
Tòa Tam bảo trong chùa là nơi thờ chính, với nhiều tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao. Ngoài ra, trước sân chùa là hai tấm bia đá ghi lại lịch sử phát triển của Phố Hiến xưa. Chùa cũng nổi tiếng với cây nhãn tổ hơn 300 năm tuổi, là cây nhãn đầu tiên được Guinness Việt Nam công nhận.
Chùa Chuông – top ngôi chùa đẹp nhất ở Hưng Yên
Địa chỉ: Nhân Dục, Hiến Nam, Hưng Yên, Chùa Chuông Hưng Yên là một di tích văn hóa lịch sử quan trọng với kiến trúc độc đáo kết hợp giữa thời Hậu Lê và Nguyễn. Kiến trúc của chùa theo kiểu “Nội công ngoại Quốc liên hoàn” mang đậm nét trang trọng và tinh xảo. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, như cây cầu đá xanh, tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký”…
Đặc biệt, hệ thống các pho tượng Phật và bức phù điêu Thập điện Diêm Vương làm bằng gỗ vô cùng ấn tượng. Năm 1992, chùa Chuông ở Hưng Yên được xếp hạng là di tích “kiến trúc – nghệ thuật” cấp Quốc gia.
Chùa Hương Lãng – lưu giữ bảo vật Quốc gia
Địa chỉ: Thôn Chùa, Văn Lâm, Hưng Yên, Ngoài việc thờ Phật, chùa ở Hưng Yên Hương Lãng còn tôn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, vợ của vua Lý Thánh Tông được người dân yêu mến. Chùa được xây từ thời Lý (năm 1115) mang kiến trúc hùng vĩ và được tu bổ nhiều lần sau đó.
Nơi đây có hai di vật được công nhận là Bảo vật quốc gia: Bệ tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá. Các di vật này thể hiện tinh hoa nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý. Bên cạnh đó, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật khác như các tảng đá chân cột chạm khắc hoa sen và hoa cúc mang đậm giá trị văn hoá và lịch sử.
Chùa Cổ Am thanh bình giữa làng quê
Địa chỉ: Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên, Chùa Cổ Am là một trong những chùa ở Hưng Yên sở hữu không gian rộng rãi, thanh tịnh, được bao quanh bởi nhiều cây cối và hoa cỏ xanh mát. Ngay từ cổng Tam Quan, du khách sẽ được chào đón bởi bộ mười pho tượng đức Phật A Di Đà Tiếp Dẫn bên hai hồ nước nhỏ.
Những tượng Phật này được tạc khá tinh xảo từ đá trắng nguyên khối.
Chùa Sùng Bảo – ngôi chùa ở Hưng Yên gắn với sự tích kỳ lạ
Địa chỉ: Xuân Nhân, Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên, Tương truyền, chùa Sùng Bảo nằm trên lưng một con rồng uốn khúc và bên cạnh có ao cổ ngựa. Nơi này không chỉ thờ Phật mà còn thờ cúng “Phật Bà Đồng Quân”. Chùa Sùng Bảo có lịch sử từ thời Đinh,
sau nhiều lần phục dựng, ngôi chùa hiện nay có kiến trúc chính kiểu chữ Công và lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị. Với vị trí gần những di tích lịch sử và nhà lưu niệm, đây là chùa ở Hưng Yên thu hút nhiều du khách gần xa.
Chùa Nễ Châu có niên đại từ thế kỷ X
Địa chỉ: Nễ Châu, Hồng Nam, Hưng YênChùa Nễ Châu là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thờ Mẫu và thờ Tổ. Ngoài việc tôn thờ, chùa còn là nơi gắn liền câu chuyện về bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vợ vua Lê Đại Hành, người đã có nhiều công lao trong việc giúp đỡ nhân dân và vua trong thời kỳ chiến tranh.
Bên cạnh đó, chùa được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992. Đặc biệt, địa danh này còn là một trong 16 di tích đặc biệt của thành phố Hưng Yên từ năm 2014.
Chùa Đống Cao Hưng Yên
Địa chỉ: Khu đô thị Đại học Phố Hiến, Tiên Lữ, Hưng Yên, Chùa Đống Cao thuộc những ngôi chùa ở Hưng Yên cổ xưa nhất, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng cách đây 358 năm. Với kiến trúc đậm chất Việt Nam, chùa mang vẻ đẹp thanh tịnh thuần Phật giáo.
Sau nhiều lần tu sửa, vào năm 2010, nhiều hạng mục công trình đã được tôn tạo. Trong đó, Đại Bảo tháp An Viên được xây dựng vào năm 2014, với 13 tầng chứa 77 pho tượng đá đức Phật Thích Ca đang tọa thiền.
Chùa Phú Thị xây dựng từ thời Hậu Lê
Địa chỉ: Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên, Với kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”, chùa Phú Thị được xây từ thời Hậu Lê và là một điểm du lịch tâm linh độc đáo, thu hút du khách. Được trùng tu nhiều lần, chùa Phú Thị có các công trình kiến trúc uy nghiêm như tam quan, tiền đường và hậu cung. Cùng với đó là nhiều pho tượng cổ mang giá trị văn hóa và nghệ thuật. Ngoài ra, vào năm 1984, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa của Hưng Yên.
Chùa Ông – chùa cổ ở Hưng Yên gần 1000 năm tuổi
Địa chỉ: Bình Lương, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên, Chùa Ông hay còn gọi là chùa Bình Lương, nổi tiếng là ngôi cổ tự linh thiêng ở Hưng Yên.
Được xây dựng từ thời Lý, chùa ở Văn Lâm Hưng Yên này là địa điểm thờ Phật, tôn thờ nhà vua Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Kiến trúc của chùa theo phong cách chữ tam, với tiền đường, trung đường và hậu cung. Hàng năm, chùa có lễ hội vào mùa xuân thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Chùa Phố do người Trung Hoa xây dựng
Địa chỉ: 43 Trưng Trắc, Quang Trung, Hưng Yên, Chùa Phố hay còn gọi là Bắc Hòa Nhân Dân tự thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII bởi người Trung Hoa, chùa Phố kết hợp giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây.
Tại chùa ở Hưng Yên – chùa Phố có các hạng mục công trình như Tam quan, tiền đường, thiêu hương, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu. Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm và lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, chùa Phố không chỉ thu hút tín đồ phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách du lịch khi tham quan Phố Hiến.