58+ Đại lý bán tượng rồng đá, chiếu rồng hà nội
58+ Đại lý bán tượng rồng đá, chiếu rồng hà nội, Chiếu rồng đá hay còn được gọi là chiếu đá, là một trong những sản phẩm được sử dụng cho các công trình kiến trúc tâm linh, di sản văn hóa. Theo truyền thống từ xưa đến nay, chiếu đá sẽ được đặt tại vị trí chính giữa bậc thang, nơi chính diện cửa của những công trình có tính tôn nghiêm như: Đình, chùa, khu lăng mộ đá… Chiếu rồng đá là một vật phẩm phong thủy nên việc bố trí là điều vô cùng quan trọng. Đặt chiếu đá đúng vị trí thì mới thể hiện rõ sự uy quyền, sự tôn nghiêm của khuôn viên văn hóa.
Bên cạnh đó, khi đặt chiếu đá, bạn cũng cần nhìn từ phía người đứng đối diện nhìn qua sao cho các hoa văn của chiếu hướng lên trời. Nguyên liệu chế tác lên những chiếc chiếu đá thường bắt nguồn từ các loại đá tự nhiên nguyên khối hoặc ghép từ các khối đá có kích thước khác nhau, tùy theo kích thước thi công thực tế.
Địa chỉ bán giá rồng đá tượng chiếu rồng nhà thờ đình chùa miếu
với giá thành tốt nhất, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu của cơ sở chúng tôi. mộ hai mái, mộ ba mái, mộ tròn, mộ một mái, mộ đá tam cấp, mộ đá đơn giản, mộ tháp, mộ lục lăng bát giác.
Xem thêm: Các mẫu rồng đá xanh granite hoa cương bậc thềm bịt bậc
. 15 mẫu rồng bậc thềm bằng đá nguyên khối đẹp tại Hưng Yên
Địa chỉ : làng nghề đá điêu khắc mỹ nghệ thái duy ninh vân – xã Ninh Vân – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình
sđt: 0915.845.168
Zalo: 0915.845.168
Website : https://thaiduy.com/
XEM THÊM: Làm 57+ tượng rồng đá phong thuỷ bán ninh bình
Kích thước, báo giá chiếu rồng đá tượng rồng đẹp
Đầu tiên chiếu rồng đá được tính theo kích thước xây dựng chiếu. Ví dụ như:
Với chiếu rồng có chiều dài từ 1 m – 2 m sẽ có giá thành là 16 triệu / 1 m vuông.
Các mẫu chiếu rồng có kích thước từ 2 m – 4 m sẽ có giá thành 22 triệu / 1 m vuông.
Đối với các chiếu đá có kích thước lớn hơn 4 m sẽ phải cắt và ghép các tảng đá lớn lại với nhau để tạo hình khối. Vì vậy giá sẽ tuỳ theo số lượng tấm đá ghép và kích thước mới có thể tính được.
Kích thước chiếu rồng đá thường có khá nhiều kích thước, các kích thước chiều dài x chiều rộng phổ biến là: 81 x 127 (cm), 81 x 133 (cm), 89 x 147 (cm) , 107 x 158 (cm), 107 x 172 (cm), chiếu rồng đá kích thước lớn thì giá sẽ cao hơn. Ngoài ra chúng tôi có thể làm theo kích thước bản vẽ chiếu rồng đá của khách hàng.
Nếu bạn không biết đặt rồng đá ở đâu để hợp phong thủy thì tốt nhất nên mời những người có kinh nghiệm, chuyên gia về giúp đỡ, tránh trường hợp đặt bừa gây ảnh hưởng tới phong thủy.
Rồng đá chiếu rồng bậc thềm bịt bậc
Rồng là một loại vật huyền bí, được người dân truyền miệng nhau từ xa xưa. Tất cả mọi người đều tin tưởng vào sự linh thiêng của loài rồng. Do đó, rồng thuộc trong bộ Tứ Linh (Long – Lân – Quy – Phụng) được người dân thờ phụng.
Hình ảnh tứ linh này đã xuất hiện từ thời phong kiến, thường được đại diện cho bậc vua chúa nhằm thể hiện sự quyền uy. Theo phong thủy, rồng biểu tượng cho những vị anh hùng, bậc quan tử đế vương, hiện thân của quyền lực. Nhiều gia đình hay các nhà thờ, đình chùa đều luôn muốn làm các tượng rồng đá phong thủy để thờ cúng, trấn yểm và thể hiện sự quyền uy.
Rồng phong thủy thường được làm từ nhiều chất liệu như là: Bột đá, đá quý tự nhiên, gỗ đồng, nhựa. Trong đó, rồng bằng đá tự nhiên được ưa chuộng sử dụng hơn hẳn. Nó được làm nguyên khối, điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.
Hình ảnh thiết kế của rồng đá chiếu tượng rồng
Tượng rồng đá được đặt tại các khu di tích lịch sử, đình chùa, nhà chờ, lăng mộ…sẽ có kích thước lớn với tạo hình hoành tráng, uy nghi. Tùy thuộc vào từng địa điểm đặt mà nó sẽ có những điểm được chế tác khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ bao gồm các bộ phận và đặc điểm như là:
Đầu to
Mắt lồi sáng quắc
Râu dài trên mép
Thân lông dài uốn lượng nhiều khúc
Phần vảy được xếp đều đặn
Chân đạp lên mây
Chất liệu chế tác rồng đá phong thủy
Hiện nay, rồng đá phong thủy được chế tác với nhiều chất liệu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đá xanh đen, đá xanh rêu, đá trắng và đá vàng. Ngoài ra, nhiều người cũng sử dụng đá cẩm thạch, đá non nước hoặc đá quý để điêu khắc rồng đá. Mỗi loại chất liệu sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Rồng đá xanh rêu
Rồng đá xanh rêu có độ bền cứng cao và mang màu sắc của đá xanh rêu vô cùng đẹp mắt, những đường hoa văn ẩn hiện tự nhiên rất ấn tượng. Khi điêu khắc các chi tiết của rồng lên đá xanh rêu sẽ khiến tượng trở nên có hồn hơn. Khi đặt tượng tại các công trình tâm linh như nhà thờ, đình chùa hay lăng mộ người ta thường chọn đá xanh rêu. Đá xanh rêu chủ yếu được khai thác từ những vùng núi đá lâu năm tại vùng Thanh Hóa, Ninh Bình.
Tượng rồng bằng đá xanh đen
Chất liệu đá xanh đen rất bền, màu cổ kính, đá có độ dẻo dễ chế tác
Tượng rồng bằng đá trắng
Đây là loại tượng rồng đá được sử dụng rất nhiều hiện nay trong các công trình có thiết kế mang tính hiện đại, mang đến cho công trình vẻ uy nghi, thanh tao. Những mẫu này thường được đặt ở công viên, các khu vui chơi du lịch làm địa điểm chekc in cho du khách. Đặc điểm của đá trắng tự nhiên là rất bền cứng, có khả năng chịu được nắng mưa và nhiệt độ cao nên rất thích hợp đặt ngoài trời.
Rồng đá vàng
Đá vàng cũng là chất liệu được nhiều người lựa chọn để điêu khắc rồng. Loại đá này rất bền cứng và nổi bật với màu vàng đặc trưng. Rồng đá phong thủy màu vàng sẽ mang lại cảm giác vương giả, cao quý, giàu sang như màu của từng phiến đá làm nên chúng.
Ngoài ra, các loại đá cẩm thạch, đá quý rất hiếm khi được sử dụng để chế tác các tượng rồng lớn bởi giá thành cao và hiếm. Tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn chất liệu đá để chế tác sao cho phù hợp nhất.
Tượng rồng đá bậc thềm
Rồng đá bò bậc thềm là tượng rồng làm bằng đá được thiết kế bò theo bậc tam cấp. Đây là vật phẩm luôn chiếm một vị trí vững chắc tại các công trình tâm linh như: đền, chùa, nhà thờ họ, khu lăng mộ đá.
Thông thường, rồng bò bậc thềm sẽ được đặt phía trước các công trình kiến trúc nhằm đón nhận tài lộc, may mắn. Hoa văn chạm khắc ở trên rồng bò bậc thềm là “lưỡng long chầu nguyệt” hoặc rồng phượng bay lượn hòa quyện vào lẫn nhau.
Chiếu rồng đá
Tại các đình chùa bạn sẽ thường bắt gặp chiếu rồng đá được đặt ở trước công trình, giữa hai bên bậc thềm. Những chú rồng đá được chạm khắc tinh tế lên chiếu mang tính tâm linh vô cùng sâu sắc. Chiếu rồng đá có hai loại mẫu hoa văn được ưa chuộng là rồng phượng uốn lượn và “lưỡng long chầu nguyệt”.
Tượng rồng cưỡi mấy
Rồng đá được thiết kế cưỡi lên mây mang lại sự uy nghiêm, giống như đang bay trên trời.
Ngoài ra còn có rất nhiều mẫu đẹp khác được chế tác rất công phu, tỉ mỉ quý khách liên hệ trực tiếp để chúng tôi tư vấn mẫu mã phù hợp với vị trí đặt.
Ý nghĩa của tượng rồng đá
Từ xa xưa, hình ảnh rồng là biểu tượng cho Đức vua – người có quyền lực tối cao nhất. Chính vì vậy, trong tất cả các vật dụng thuộc về nhà vua như long bào, cung điện, ngai vàng, chén bát…đều được khắc, thêu hình rồng.
Đến nay, rồng vẫn được coi là linh vật thần thoại, tượng trưng cho sự quyền uy và sức mạnh của trời đất. Do đó mà linh vật này mang ý nghĩa phong thủy vô cùng lớn.
Rồng đứng thứ 5 trong 12 con giáp, mang long khí sinh lực từ vũ trụ, giúp biến họa thành phúc, đem lại sự may mắn cho gia chủ.
Rồng đá phong thủy được chế tác từ những loại đá quý kiếm, cao cấp. Do đó, khi bày trí không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng, quyền lực mà còn kết hợp giữa nguồn tinh hoa của rồng và các năng lượng của đá quý, từ đó tạo nên nguồn năng lượng lớn mạnh đem lại tài lộc cho gia chủ.
Giúp xua đuổi tà khí, loại trừ kẻ tiểu nhân muốn hãm hại.
Đặt tượng rồng phong thủy tại nhà, đình chùa, lăng mộ còn giúp củng cố quyền uy.
Sở hữu rồng phong thủy còn giúp cho gia chủ có địa vị cao sẽ nhanh chóng đạt được thành công, làm việc gì cũng như ý muốn và loại bỏ những lời gièm pha.
Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa to lớn đối với phụ nữ độc thân, mang lại sự may mắn và cung cấp năng lượng dương rất mạnh. Những phụ nữ độc thân sẽ tạo ra toàn năng lượng âm, chính vì vậy nếu có tượng rồng đã sẽ giúp cân bằng năng lượng, nhanh chóng tìm thấy bạn đời.
Hướng dẫn cách đặt rồng đá chuẩn
Rồng đá là một linh vật thiêng liêng, do đó bạn không thể tùy ý đặt tại bất cứ đâu mà cần phải xem xét vị trí hợp phong thủy. Nếu đặt đúng cách thì nó sẽ phát huy được hết tác dụng, tuy nhiên nếu đặt sai cách thì bạn sẽ nhận lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy đặt như thế nào mới đúng cách, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây.
Vị trí đặt chuẩn phong thủy
Dưới đây là những vị trí đặt rồng đá phong thủy mà bạn cần tham khảo:
Đặt tại những vị trí khô ráo, thoáng mát, ánh sáng tốt, nơi có nguồn năng lượng tích cực để phù hợp với những đặc tính vốn có của linh vật này.
Rồng đá thích hợp đặt ở những nơi hướng ra sông hoặc hướng ra biển để có thể tăng vượng khí. Nếu như bạn không xác định được vị trí thì tốt nhất nên đặt hướng về phía Đông.
Đầu rồng phải đặt quay ra hướng rộng rãi, mắt rồng có thể nhìn bao quát được mọi không gian, có như vậy thì những điều may mắn mới tới.
Nên đặt ở hai bên đại sảnh, trước cửa chính hoặc cổng đình, chùa để phát huy quyền uy, mang lại điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, tránh những điều tiếng thị phi.
Luôn phải đặt phía trước, không được đặt ở phía sau người ngồi hay phía đối diện để tránh bị lấn át quyền lực và gây bất lợi trong sự nghiệp.
Những điều kiêng kỵ khi đặt tượng rồng đá
Khi đặt tượng rồng đá phong thủy, để tránh bị mang lại những năng lượng xấu, bạn hãy lưu ý những vấn đề sau đây:
Không đặt gần với những linh vật phong thủy khác vì sẽ gây ảnh hưởng tới tài lộc, bạn chỉ có thể đặt gần Phượng Hoàng.
Không được đặt hướng vào bên trong.
Không nên lạm dụng đặt quá nhiều tượng bởi nó sẽ phản tác dụng.
Không đặt rồng đá phía sau lưng người ngồi, đây được coi là điều cấm kỵ bởi nó thiếu sự tôn nghiêm, thể hiện sự bất kính.
Tượng rồng hợp với rất nhiều người nhưng lại khá xung khắc với ai tuổi Tuất, tuổi Mùi và tuổi Sửu. Do đó, những người tuổi này thì nên tránh sử dụng hình tượng linh vật phong thủy khắc họa hình rồng để nhằm hạn chế tai ương không đáng có.
Hoa văn của chiếu rồng đá
Chiếu rồng đá có hoa văn điêu khắc rất phong phú đa dạng chứ không chỉ có hình rồng. Mặc dù hình ảnh đặc trưng và phổ biến nhất của chiếu đá là hoa văn rồng như lưỡng long chầu nguyệt, quần long hội tụ, cửu long trầu nguyệt, rồng cuốn thuỷ, rồng phượng bay lượn hoà quyện… Nhưng một số nơi cũng cách điệu những hình tượng khác như hoa cỏ, mây trời để điểm tô cho chiếu rồng. Ngoài ra các công trình di tích lịch sử có thể dùng hình ảnh của các chiến tích, các trận đánh, các dấu ấn thời gian để làm hoạ tiết cho chiếu đá.
Các chi tiết được sử dụng để chạm khắc cho chiếu rồng được kết hợp giữa truyền thống và hiện đại dưới bàn tay của những nghệ nhân điêu luyện và tâm huyết. Các mẫu hoa văn cũng được chọn sao cho phù hợp với văn hoá thuần phong mỹ tục Việt Nam, dựa trên những linh vật, điển tích tôn giáo và phong tục tập quán. Vì vậy chiếu rồng đá thường có giá trị cao về mặt tâm linh và phong thuỷ nhưng vẫn quen thuộc và gần gũi với mọi người.