5Miếu ngũ hành văn khấn/ bà cô mẹ thánh mẫu
5Miếu ngũ hành văn khấn/ bà cô mẹ thánh mẫu, còn gọi Ngũ Hành Nương Nương là năm vị thần biểu trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ðây không phải là vật chất theo nghĩa đen của tên gọi, mà là quy ước của người xưa để xem xét mối tương quan của vạn vật.
Tục thờ bà Ngũ Hành ở Nam Bộ cho thấy quá trình người Việt tiếp nhận thuyết Ngũ Hành của phương Bắc thành những giá trị tín ngưỡng riêng.
Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Thủy, đại diện cho sự linh hoạt, sự chảy chất và trí tuệ.
Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Hỏa, đại diện cho sức nóng, sự sôi động và năng lượng.
Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Thổ, đại diện cho sự ổn định, sự chắc chắn và sự đất đai.
Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Kim, đại diện cho sức mạnh, quyền lực và sự kiêu hãnh.
Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ: Đại diện cho yếu tố Mộc, đại diện cho sự phát triển, sức sống và sự dẻo dai.
Trong thuyết Ngũ Hành
các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn tương sinh và tương khắc, theo quy luật không độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Nhờ đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Tiếp nhận thuyết Ngũ Hành rồi hòa quyện vào tín ngưỡng dân gian bản địa, cùng các yếu tố tự nhiên gắn liền với cuộc sống như Ðất, Nước, Lửa, Cây, Kim loại, người Việt cổ đã thần hóa các yếu tố này và thờ phụng qua hình tượng năm vị nữ thần với những nhận định thực tiễn, giản dị. Chẳng hạn như ở vùng nóng bức quanh năm, thường xảy ra hỏa hoạn, thì hành Hỏa được lập miếu thờ; vùng duyên hải, sông rạch thì thờ Thủy thần; vùng rừng núi thì thờ Bà Chúa Thượng Ngàn; vùng trồng lúa, làm vườn, làm rẫy thì thờ Thổ thần…
Cách dâng lễ, văn khấn 5 bà cô Ngũ Hành
Nghi lễ, đồ lễ cần chuẩn bị
Trước khi thực hiện nghi lễ thờ cúng 5 Mẹ Ngũ Hành, người dân cần chuẩn bị một số đồ lễ cơ bản như sau:
Hương, nhang: Là đồ lễ chính và quan trọng, thường được đốt lên để tôn vinh và cầu nguyện cho các vị thần.
Trái cây, hoa quả: Đây là một phần của lễ vật, thể hiện lòng thành và sự tôn trọng đối với các vị thần.
Nước, rượu: Thường được sử dụng để lễ bái và rót lên tượng thần, là biểu tượng của sự tinh khiết và tôn trọng.
Gợi ý oản lễ Ngũ Hành phù hợp
Để tôn vinh 5 Mẹ Ngũ Hành một cách trang trọng và uy nghiêm, việc sử dụng oản lễ phù hợp là điều cần thiết. Dưới đây là một số gợi ý về oản lễ Ngũ Hành:
Chọn oản có màu sắc phù hợp: Mỗi vị thần Ngũ Hành thường được đại diện bởi một màu sắc cụ thể. Ví dụ, oản màu vàng thường được dùng để thờ cúng Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh Thần Nữ.
Chọn oản có hình ảnh và hoa văn tương ứng: Oản có thể được trang trí với hình ảnh và hoa văn phản ánh tính chất và sức mạnh của mỗi vị thần.
Văn khấn miếu 5 Cô Ngũ Hành chính xác nhất
Trong quá trình thờ cúng, người dân thường sử dụng văn khấn và lời tâm tình cầu xin để thể hiện lòng thành và sự kính trọng đối với các vị thần. Các lời cầu nguyện thường diễn tả sự mong muốn được bảo hộ, may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Đồng thời, người dân cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh các vị thần đã ban phước lành cho gia đình và cộng đồng.
Hôm nay, ngày … tháng … năm
Con là : ……
Ngụ tại: ……
Vận hành ngũ sự tương thông nương nương
gia hộ độ an dân lành, nữ nương thánh mẫu mộc sinh hỏa, cây khô sẽ sinh ra lửa, thương hỏa thánh mẫu, hỏa sinh thổ, tàn lửa vuông đắp sẽ thành đất, nữ nương thổ thánh mẫu, thổ sinh kim, kim loại hình thành từ trong đất, nữ nương kim thánh mẫu, kim sinh thủy, kim loại được nung chảy từ nước, nữ nương thủy thánh mẫu, thủy sinh mộc, nước sẽ duy trì tạo sự sống của cây, hôm nay…
Đứng trước nơi đây, thay lời cảm ơn và cảm tạ các vị nữ thần ngũ hành nương nương đã luôn hỗ trợ và luôn phù trì xoay chuyển vận hành tương sinh trong vũ trụ này.
Hôm nay con kính cẩn trước hương án, ít đồ chay, bánh ngọt cùng hương đăng hoa quả, kính trình hương lễ, xin phép các vị nương nương luôn ân xá và phò độ cho nhân sinh chúng con luôn được bình an và may mắn, mọi sự cũng châm chước.
Nếu như thời gian qua chúng con có làm gì lầm lỗi hoặc không hài lòng việc gì thì cũng mong các thánh mẫu tha lỗi cho chúng con, ân xá thương tình, đừng oán rầy trách phạt, trước là con kính lễ,
sau là mong các nương nương thương tình phù độ cho chúng con nơi các thánh mẫu đang ngự trì để giữ vững tinh thần và sức khỏe cho gia đình gia chủ chúng con. luôn được các vị hỗ trợ và độ trì làm ăn may mắn trong mọi việc, nam mô ngũ hành thánh mẫu nương nương chứng minh, nam mô ngũ hành thánh mữu nương nương chứng minh, nam mô ngũ hành thánh mũu nương nương chứng minh.
Ngày kỵ Chúa Bà Ngũ Hành
Theo đúng tục lệ thì lễ vía Bà Chúa Ngũ Hành là vào ngày 19/3 âm lịch nhưng cũng có nơi cúng lễ vào một số ngày khác, nhưng vẫn chỉ xoay quanh tháng 3 âm lịch. Bởi theo người Việt quan niệm thì “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, nên lệ này luôn được giữ.
Trước ngày kỵ của bà, bà con thường làm lễ “đắp y cho Mẹ” tức nghi thức lau chùi, sơn sửa thay áo mới cho các pho tượng Chúa Bà. Tới ngày kỵ, ngoài việc sắm lễ, dâng hương Ngũ Hành Nương Nương thì tại các miếu thờ bà còn mời người về múa bóng rỗi, hát, tế, dâng bông Chúa Bà.