Báo giá 111+ cột đá granite bán an giang, bạc liêu
Báo giá 111+ cột đá granite bán an giang, bạc liêu, thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu , huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân. Thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình.
địa chỉ giá bán xây làm cột đá đồng tru, cột vuông tròn
XEM THÊM; NHỮNG MẤU Cột đá nhà thờ họ từ đường, đình đền chùa miếu
Cơ sở xưởng đại lý công ty nơi chỗ bán đá mỹ nghệ thái duy chúng tôi chuyên thi công lắp đặt: Các mẫu đá kê chân cột nhà gỗ đẹp, giá bán chân tảng đá kê cột gỗ rẻ.Sản phẩm mẫu chân cột đá đẹp các loại như cột vuông, cột tròn của cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ THÁI DUY chúng tôi được làm bằng đá nguyên khối, đá tự nhiên 100%, chuyên cung cấp cho các công trình xây dựng tâm linh văn hóa.
Địa chỉ : làng nghề đá điêu khắc mỹ nghệ thái duy ninh vân – xã Ninh Vân – huyện Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình, hà nôij, sài gòn, tp hồ chí minh, bình dương, tây ninh, an kiên tiền hậu giang, bình phước, ninh thuận, bình thuận, cần thơ, cà mau, bạc liêu, đồng tháp, vĩnh long an, quảng ninh, hải phòng, hà tĩnh, nghệ an, quảng bình, quảng trị, thừa thiên huế, hải dương, vĩnh phúc, phú thọ, tuyên quang, thái nguyên, hà giang, điện biên, lai châu, thanh hoá, hưng yên, bến tre, đồng nai, bình định, phú yên, gia lai, lâm đồng, đắk lắk nông, kon tum
sđt: 0915.845.168
Zalo: 0915.845.168
Website : https://thaiduy.com/
XEM THÊM: 110+ Mẫu cột đá tự nhiên bán lâm đồng, tp hồ chí minh
Mẫu cổng đá đẹp – Ý nghĩa cột đá nhà thờ họ từ đường
. 14+ Mẫu cột đá đồng trụ đẹp – cột nhà thờ
. Mẫu cột đồng trụ bằng đá đẹp nhất hiện nay
Nhà thờ họ có thể xem là một di sản văn hoá tại mỗi địa phương, vùng miền. Nơi đây vừa lưu giữ những văn bản quan trọng với một dòng tộc như gia phả, văn tự cổ nhiều đời truyền lại, các sắc phong khen thưởng, các bài vị, bàn thờ, tượng thờ, di ảnh cùng những câu chuyện, điển tích về gia tộc từ bao đời. Nơi đây cũng thường trưng bày các di vật của những người trong dòng họ.
Vì vậy đây vừa là nơi để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên, hiểu thêm về gia tộc vừa là một di sản văn hoá lịch sử thu nhỏ của dòng họ.
Các loại cột bằng đá từ cột đồng trụ đá ngoài sân đến các cột nâng đỡ công trình và các cột trang trí bên trong đều là những điểm nhấn quan trọng cho nhà thờ họ.
Cột đá nhà thờ họ đình đền chùa
Thông thường cột nhà thờ họ sẽ được chia ra làm hai loại là cộ trong nhà và cột bên ngoài. Cột trong nhà thường có dạng trụ tròn còn các cột hiên hay cột hàng rào bên ngoài có thể là dạng hình tròn hoặc vuông.
Cấu tạo cột đá nhà thờ họ cũng gồm phần chân cột và phần thân nhưng thường không có phần đầu như các loại cột khác. Phần chân cột thường được chạm trổ hoa văn hoa lá và cắt nhám.
Còn phần thân là các hoa văn tinh xảo đẹp mắt. Thường các cột bên ngoài như cột hiên, cột hàng rào sẽ có thiết kế tinh xảo hơn là các cột bên trong.
Các cột với các hoa văn tinh xảo hoặc các câu đối thơ, văn tự cổ chính là nơi cất giữ các giá trị văn hoá của gia tộc và thể hiện tấm lòng nhớ về cội nguồn của con cháu đời sau.
Giá cột đá nhà thờ họ hiện nay
Giá cột đá nhà thờ họ hiện nay thường dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi cột.
Giá cột phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước, hoa văn trên thân cột, chất liệu và khoảng cách vận chuyển, thi công lắp đặt.
Vậy nên, không có một mức giá cụ thể nào. Vui lòng liên hệ để nhận tư vấn và báo giá miễn phí.
Cột hiên bằng đá
Cột hiên bằng đá là phần quan trọng có nhiệm vụ nâng đỡ phần mái và làm trụ cho cả công trình. Đối với một ngôi nhà gỗ khoảng 5 gian thì cần có đến 4 hoặc 6 cột hiên bằng đá để tạo sự chắc chắn.
Vị trí đặt cột vuông bằng đá
Cột hiên bằng đá là sản phẩm làm hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên nhưng lại bền chắc, không bị thoái hoá theo thời gian, không nứt vỡ, không bị tác động bởi ngoại cảnh, môi trường hay sinh vật như mối mọt…
Cột hiên hè đá xanh đen
Nhắc đến các mẫu cột đá tự nhiên thì không thể không kể đến cột đá xanh đen. Nguồn gốc của đá xanh đen là từ lớp trầm tích tích tụ lại mà thành. Do đó đá xanh đen sở hữu những đặc tính nổi bật như độ cứng cao, ít bị ngấm nước, khả năng chống trượt tốt, không bị mọc rêu trên bề mặt, màu sắc đẹp theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi các tác động của thời tiết.
Cột đồng trụ đá xanh rêu
Đá xanh rêu là loại đá lâu năm ở Ninh Bình và Thanh Hóa. Đặc trưng của đá xanh rêu là độ cứng, khả năng chống chịu sự mài mòn của các tác động bên ngoài tốt. Ngoài ra, màu sắc của đá xanh rêu rất bắt mắt, thớ đá lại mịn chắc nên việc chế tác trên đá xanh rêu dễ dàng hơn.
Cột vuông đá Granite hoa cương kim sa
Đá Granite hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là Đá hoa cương. Nhờ đặc tính chống thấm, chống ẩm, chống nấm mốc cực kỳ cao và khả năng chịu nước cực tốt nên đá hoa cương được sử dụng làm nguyên liệu thi công nhiều bộ phận khác của nhà thờ.
Hơn thế nữa, mỗi màu sắc của đá hoa cương mang đến một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Chẳng hạn như màu xám giúp khai thác năng lượng tốt, màu vàng tăng sự ấm cúng cho không gian… Dưới đây là một số mẫu cột đá hoa cương đẹp phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau.
Cột hiên bằng đá vàng biệt thự tư gia
Cột hiên bằng đá vàng tương tự cột bằng đá xanh cũng làm từ những tảng đá vàng thiên nhiên vững chắc.
Nguồn gốc của đá vàng cũng rất đặc biệt, đó là quá trình phun trào của mắc ma khi núi lửa hoạt động. Sau khi phun trào xong, nham thạch sẽ dần nguội đi, đông cứng lại thành những khối đá rắn chặt. Sở dĩ có màu vàng vì tỉ lệ oxit sắt trong đá vàng thấp hơn.
Cột đá mầu trắng
Cột đá trắng thì thường được sử dụng cho nhà thờ công giáo, nhà dân sinh và một số kiến trúc mang phong cách phương Tây khác.
Đá trắng thường là đá hoa cương, đá marble hoặc đá cẩm thạch, vốn đã có màu sáng và vẻ thanh cao, thuần khiết nên không cần chạm khắc nhiều vẫn rất sang trọng, trang nhã.
Bên cạnh đó, đá trắng tự nhiên sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như thớ đá mịn nhưng độ cứng cao, ít bị thấm nước, màu sắc sáng sủa nhưng không kém phần cổ kính.
Những đặc điểm của đá trắng khiến cho các cột bằng đá không những bền vững mà còn giúp cho cả công trình mang vẻ đẹp lâu dài với thời gian.
Cột đá hình tròn đình chùa miếu
Như đã nói ở trên, cột đá tròn thường thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo và vĩnh cửu. Chính vì vậy mà cột tròn thường được nhiều người lựa chọn cho thiết kế của mình, nhất là với cột hiên và cột bên trong nhà.
Ngoài ra, cột tròn còn có ưu điểm là bền hơn cột vuông. Vì là dạng khối trụ nên cột tròn không hề có góc cạnh, ít bị tổn hại và hầu như không thể sứt mẻ. Hạn chế góc cạnh còn tạo cảm giác an toàn hơn cho những người xung quanh so với cột vuông.
Phần đế kê cột (phân chân cột) của các cột tròn cũng được thực hiện rất công phu.
Cột đá hình vuông
Cột đá vuông thường cho cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ về mặt thị giác nên nó thường dùng cho những công trình như cột cổng tam quan nhà thờ họ, cột đồng trụ đá, cột khu lăng mộ, miếu thờ, điện thờ…
Vì có bốn mặt nên cột cũng thích hợp cho việc trạm trổ các hoa văn theo bộ tứ như tứ quý (tùng cúc trúc mai) hay tứ linh (long lân quy phụng). Hoặc các hoạ tiết mang tính trùng lặp và nối tiếp để thể hiện sự kế thừa và phát huy hay trường tồn vĩnh cửu.
Những mẫu cột đá, cột hiên hè, cột đèn đồng trụ biểu bán toàn quốc
Cột đá là điểm chịu lực của công trình và cũng là nét đặc trưng tiêu biểu thể hiện được linh hồn của cả kiến trúc, cột là một phần không thể thiếu của bất kỳ nơi nào dù là nhà thờ, đình – chùa – miếu hay nhờ thờ họ.
Cột được chế tác từ các vật liệu thiên nhiên như đá tự nhiên, đá xanh nguyên khối, đá xanh rêu, đá xanh đen, đá trắng… và là điểm nhấn của nhiều công trình kiến trúc từ xưa đến nay ở cả Tây Phương và Đông Phương.
Chất liệu đá với nhiều màu sắc khác nhau mang vẻ đẹp tự nhiên và có thể hoà hợp với nhiều công trình chất liệu khác như gỗ. Tuỳ vào bàn tay người thợ mà cột sẽ được biến hoá vô cùng đa dạng về cả kiểu dáng, mẫu mã, kích thước và hoa văn điêu khắc trên đó.
Tác dụng của cột đá thiết kế
Nhưng ngoài là điểm nhấn bắt mắt từ xa thì đây cũng là những điểm chịu lực vững chắc cho cả công trình.
Vì xem cột như là xương sống nâng đỡ cho cả công trình nên ông cha ta từ xưa vẫn dùng vật liệu như đá núi để làm cột cho những nơi mang tính tâm linh như nhà thờ, từ đường.
Cột đá không chỉ nâng đỡ phần mái phía trên mà còn là những điểm chịu lực chính hỗ trợ cho các vách khiến công trình kiên cố hơn.
Ngoài ra, vì thường làm bằng các chất liệu có độ bền vĩnh cửu nên cột đá dù có trải qua bao nắng mưa sương gió thì vẫn vững chãi không sờn, làm chỗ dựa cho cả khối kiến trúc. Thậm chí các cột trụ làm bằng đá thì lại càng thu hút hơn qua năm tháng với vẻ ngoài cổ kính và bí ẩn.
Kích thước cột đá khối và những lựa chọn chuẩn phong thủy
Đối với các công trình lớn cần thể hiện sự uy nghiêm như đình chùa, nhà thờ tổ tiên thì cần cột có độ vững chắc nên kích thước tiêu chuẩn thường là tổng cao 261cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm.
Đối với các cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa hoặc cột nhà xây dựng theo lối phong thuỷ thước Lỗ Ban mong muốn ấm no, may mắn cho gia đình thì có thể chọn kích thước tổng cao 259cm, than vuông 30×30, đế 45x45cm.
Với các công trình nhỏ hơn như gia đình thì kích thước 208cm, thân rộng vuông 25x25cm, đế 40x40cm là hợp lý và đủ chắc chắn.
Hoa văn câu đối trên cột đá mang ý nghĩa tâm linh
Cột đá chạm rồng
Rồng gắn liền với sự tôn nghiêm, cao quý của các bậc vua chúa, thánh nhân. Người xưa vẫn thường ví rồng với sức mạnh của quyền lực. Do đó rồng thường xuất hiện trong những công trình kiến trúc xa hoa, quý tộc như đền, chùa, miếu, hay những ngôi nhà có gia thế quyền lực. Đối với cột đá chạm rồng, mang đến sự thịnh vượng, quyền lực, tiền tài. Rồng còn có khả năng trừ tà, cân bằng âm dương.
Cột đá chạm hoa văn Tứ Quý
Hoa văn Tứ Quý trong phong thủy bao gồm 4 loài cây tượng trưng cho 4 mùa trong năm: Tùng – Cúc- Trúc – Mai.
Cây Tùng mang đến ý nghĩa trường thọ, tượng trưng cho sự can đảm, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam;
Cúc là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Do đó cột đá chạm khắc hoa cúc sẽ có tác dụng mang đến may mắn về tài lộc cho gia chủ;
Trúc là loài cây biểu trưng cho sự bản lĩnh, kiên cường, dù có khó khăn vẫn hiên ngang, vững vàng.
Hoa Mai là loài cây hoa của sự thuần khiết, tượng trưng cho sự bắt đầu.
Cột đá hoa sen mỹ nghệ
Một trong những mẫu cột đá nhà thờ đẹp phải kể đến là mẫu có chạm khắc họa tiết hoa sen. Không phải tự nhiên mà hoa sen được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam vì hoa sen là biểu tượng của phẩm chất thanh cao.
Cấu tạo những cột đá đẹp nhất
Một cột đá cơ bản thường có ba phần chân cột, thân cột và đầu cột, cụ thể như sau:
Phần đầu cột
Phần đầu cột cũng là phần được mọi người rất quan tâm. Đầu cột thường có tỉ lệ cân đối với hai phần còn lại với độ dày khoảng 15cm. Thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen và được trang trí thêm nghê hoặc chim dành dành ở bốn góc.
Riêng đối với cột đồng trụ đá (sẽ được giới thiệu chi tiết hơn ở bên dưới) sẽ có cấu tạo phức tạp hơn gồm tảng, thân, bóng, đao, bát, quả dành dành, nghê, búp sen hoặc đèn…
Phần thân cột
Phần thân cột thì thường có chiều dài tương ứng với kích thước thực tế của công trình. Đặc biệt là trên thân cột thường được điêu khắc các hoạ tiết tinh xảo phù hợp với ý nghĩa của cả kiến trúc.
Các hoạ tiết đó có thể là các văn tự cổ, thơ đối, bộ tứ linh, tứ quý… Hoặc các hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như đài sen của Phật hay Thánh giá của Đạo Công Giáo.
Hầu hết cột đá đều được điêu khắc theo lối đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hẳn lên được đường nét, hình khối của hoa văn. Đó cũng là tài hoa của những nghệ nhân làm đá mà không phải ai cũng có thể làm được.
Phần chân cột đá
Giống như móng nhà hay rễ cây, phần chân cột (hay còn gọi là chân tảng đá, đá kê chân cột, đá tảng kê cột, đế kê cột) có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột.
Vì vậy mà chân cột thông thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng và chịu lực tốt hơn.
Phần đá tảng kê cột thường được làm rất cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ. Các chân tảng đá thành phẩm phải chắc chắn, có vai rộng, nhìn cân đối, vững chãi.
Phần chân cột cũng chia ra phần trên và phần dưới. Phần trên của đế thường được khắc lá bồ đề còn phần dưới thì khắc hoạ tiết cánh sen.
Hai hoạ tiết lá bồ đề và cánh hoa sen là những vật tượng trưng cho sự trong sạch, thiện lương. Như lời nhắn nhủ của ông cha ta rằng đó là hai đức tính quan trọng của người Việt và cũng là cội nguồn của những điều tốt đẹp.
Chân tảng bồng và đá kê chân cột
Thông thường chân cột có hai loại là Tảng Bồng Đá và Tảng Bệt.
Với loại Tảng Bồng Đá thì đế có chiều cao từ 30 đến 55cm. Đây cũng là loại tảng đá được nhiều người chọn vì độ chắc chắn và uy phong của nó. Tảng Bồng Đá sẽ gồm chỉ nạm ở trên, quả bồng ở giữa và phần chân cột bên dưới.
Tảng Bánh Giầy thì trông giống như một cái bánh giầy tròn dẹp.
Vì vậy loại này chỉ phù hợp với các cột thấp không yêu cầu đế quá chắc chắn. Nhưng khi thi công tại công trình Tảng Bánh Giầy nhìn cũng rất cân đối và chắc khỏe.
Tảng Bánh Giầy thường được cách điệu thành hình hoa sen để trông đẹp mắt hơn.
Ý nghĩa các loại cột đá để lựa chọn phù hợp với phong thủy
Mẫu cột đá tròn
Mỗi một loại hình dáng của cột trụ đều mang một ý nghĩa phong thuỷ riêng vì vậy người chủ cũng nên tham khảo qua ý nghĩa của chúng trước khi lên ý tưởng xây dựng.
Đối với các cột trụ hình tròn thường thể hiện sự toàn vẹn, hoàn hảo. Giống như một vòng tròn không có điểm bắt đầu và kết thúc nên cột trụ tròn cũng mang ý nghĩa của sự trường tồn, vĩnh cửu.
Mẫu cột đá vuông
Với các cột hình vuông thì tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, rắn rỏi. Cột trụ vuông thường mang ý nghĩa bảo vệ giống như bảo vệ, bao bọc. Hình vuông còn tượng trưng cho chữ điền.
Vì vậy, các cột trụ vuông cũng mang ý nghĩa cho sự màu mỡ, sinh sôi như ruộng đồng. Cột trụ vuông cũng thể hiện cho sự bền vững, ổn định.
Mẫu cột đồng trụ đèn
Đối với các cột đồng trụ thì do để ngoài trời nên không có phần đấu cột mà thay vào đó trên đỉnh sẽ là bóng đèn, đao đèn, bát phượng và trên cùng là phượng trầu.
Riêng cột tứ trụ thì sẽ có 2 cột phụ 2 bên là cột nghê còn 2 cột chính ở giữa là cột phượng trầu. Cột nghê thường thấp và nhỏ hơn cột phượng trầu.
Cột đồng trụ – Ý nghĩa cột đồng đèn trụ biểu trong văn hóa tâm linh
Cột đồng trụ là một loại cột đá đặc biệt không thể thiếu trong các công trình kiến trúc mang ý nghĩa thiêng liêng như nhà thờ họ, đình làng, chùa, miếu thờ, điện thờ, dinh thờ…Cột đồng trụ đá thường được đặt hai bên của nhà từ đường và trên đầu cột là bát đèn hay cột lửa lớn. Vì vậy cột đồng trụ đá còn được gọi là cột lửa của nhà thờ họ.
Giống như một ngọn đuốc soi sáng trong đêm tối, cột đồng trụ đá mang ý nghĩa xua tan tà khí và những điều đen tối, giữ cho vùng đất của cả họ luôn được bình an.
Một số ông bà xưa còn nói các cột đồng trụ đá giống như những người lính gác cổng cho nhà thờ họ, giữ cho chốn linh thiêng luôn trong sạch, yên bình.
Cột đồng trụ đá khối tự nhiên
Chính vì lẽ đó mà cột đồng trụ đá cũng được thiết kế cầu kỳ sắc sảo vừa thể hiện được sức mạnh của dòng tộc vừa mang lại điềm lành cho con cháu.
Cũng vì ý nghĩa đặc biệt đó mà mọi người thường chọn các chất liệu đá núi để làm cột đồng trụ đá. Đặc biệt là hai loại đá xanh đen và đá xanh rêu vì hai loại này có độ bền cao, đẹp mắt, ít bay màu mà giá thành lại vừa phải.
Chiều cao của cột đồng trụ đá thường khoảng 4 đến 7 mét tuỳ theo yêu cầu của công trình. Đường kính cột thì vào khoảng 60 đến 80cm theo tỉ lệ cân xứng với chiều cao cột.
Các kích thước này đều được canh theo thước lỗ ban phong thuỷ, đảm bảo an toàn về kỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao và mang đến những điềm tốt.