Home > Đồ Thờ > Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ, Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình – chùa Hà. Ngôi chùa này thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, tới nay chùa Hà vẫn giữ được nét đẹp vốn có.

Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ ẢNH TẢI VỀ
Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ ẢNH TẢI VỀ

Xem thêm: Mẫu cổng đình chùa miếu nhà thờ họ đẹp bằng đá

Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà linh thiêng

Một bài khấn cầu duyên ở chùa Hà đúng phải có đầy đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Bài văn khấn mẫu dưới đây bạn có thể chép lại học thuộc hoặc ghi ra giấy, lưu trong điện thoại khi đi lễ nhẩm theo. Nếu muốn đọc dễ hiểu hơn thì cũng có thể dựa theo các ý mà viết lại. Cụ thể bài khấn như sau:

ẢNH TẢI VỀ Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ
ẢNH TẢI VỀ Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Nam mô A di đà Phật. (3 lần)

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…

Sinh ngày:… (Âm lịch)

XEM THÊM: Văn khấn miếu đền thờ cô bé mai hoa – sắm lễ sớ hoa,

Ngụ tại: ……

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật. (3 lần)

Cẩn cáo.

(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

Xem thêm: lan can tường bao hàng rào đá nhà thờ đẹp

Lịch sử cầu duyên chùa Hà “khi đi lẻ bóng khi về có đôi”

Theo tích xưa, chùa Hà Hà Nội do 1 gia đình làm gốm sứ giàu có quê ở Bối Khê công đức, xây dựng nên. Bên phải ngôi chùa là ngôi đình Hà thờ 2 vị Thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý – các tướng của Triệu Việt Vương. Qua bao năm tháng, ngôi chùa Hà đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa với tầm vóc to đẹp, khang trang như ngày nay.

cách bày lễ chầu cau Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ
cách bày lễ chầu cau Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Không biết từ bao giờ, người dân Hà thành đã coi chùa Hà là nơi cầu duyên linh ứng. Những bạn trẻ chưa vợ, chưa chồng đến chùa để sắp lễ khấn cầu tìm được một nửa yêu thương. Những cặp đôi đang yêu cũng thành kính mong đợi tình duyên luôn êm đẹp, trăm năm hạnh phúc.

Dọc con phố đường vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng – loài hoa là biểu tượng của tình yêu. Các cửa hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán nhiều vòng nhẫn theo cặp. Vì vậy, đầu năm đến chùa, ngoài việc cầu xin bình an, tài lộc, người ta còn mong cầu cuộc sống lứa đôi thêm yên ấm, hạnh phúc, tình cảm mãi bền chặt không phai.

Xem thêm: những miếu thờ đá đẹp

Kinh nghiệm đi chùa Hà cầu duyên linh ứng nghiệm

Người ta vẫn rỉ tai nhau rằng chùa Hà là nơi khi đi lẻ bóng, khi về có đôi. Chính vì vậy, ngôi chùa này không chỉ là địa điểm tham quan nổi tiếng mà còn thu hút nhiều bạn trẻ tới sắp lễ, dâng hương cầu mong một mối tình trọn vẹn. Để lời nguyện cầu của mình được linh ứng, bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm dưới đây:

Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ bày lễ
Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ bày lễ

Đi chùa Hà cần chuẩn bị sẵm lễ sớ như nào

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau khi đến chùa Hà:

Mâm lễ ban Tam Bảo: Gồm nhang thơm, nến, trái cây, hoa tươi, bánh kẹo và sớ riêng. Ban Tam Bảo không được để đồ mặn hoặc tiền vàng;

Mâm lễ ban Đức Ông: Gồm tiền vàng, trà thơm, thuốc, rượu, các món mặn như giò, xôi trắng và sớ riêng. Bạn nên chuẩn bị thêm 1 thếp tiền vàng dâng lên Đức Ông;

Mâm lễ ban thờ Mẫu: Gồm tiền vàng, 5 bông hoa hồng đỏ, trầu cau, tiền lẻ công đức, bánh kẹo và sớ xin duyên.

Với các loại sớ, bạn nên nhờ cụ ông ngoài cổng chùa viết sớ giúp.

Xem thêm: mẫu am thờ đá đẹp

Cách hành lễ và cầu khấn khi đến chùa Hà

nơi chỗ mua lễ sớ Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ
nơi chỗ mua lễ sớ Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Thứ tự sắp xếp mâm lễ là: Dâng lên ban Tam Bảo và ban Đức Ông tại gian thờ chính trước, sau đó dâng lễ ở điện Mẫu.

Khi dâng lễ, bạn thắp 5 nén hương để khấn ở khu vực hóa vàng (khu châm hương). Thứ tự thắp hương là: 1 nén ở lư hương, 1 nén ở ban thờ Tam Bảo, 1 nén ở ban thờ Đức Ông, 1 nén ở Đức Thánh Hiền, 1 nén ở điện thờ Mẫu. Lưu ý trước khi thắp hương bạn nên khấn 3 vái rồi mới thắp.

Thứ tự khấn lễ như sau: Ban thờ Đức Ông cầu công danh, tài lộc -> ban thờ Tam Bảo cầu bình an đến cho gia đình -> Đức Thánh Hiền. Vái 3 lạy ở ban Đức Hộ Pháp bên trái -> vái 3 lạy ở 2 vị Thập Nhị Diêm Vương 2 bên.

Sau khi dâng hương ở ban thờ chính, bạn đến khu điện thờ Mẫu để cầu duyên. Bạn hãy khấn theo bài văn đã chuẩn bị, có thể ghi sẵn ra giấy, sau đó đến nơi hóa lễ để hóa bài khấn. Tiếp theo, bạn vái 3 lạy ở ban Ngũ Hổ, các Quan Âm Dinh, ban Sử Tổ bên phải và ban Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái. Sau đó, bạn ra cổng chùa vái 2 vị trông cửa chùa 3 lạy.

Sau cùng, bạn lễ tạ các ban thờ trong chùa, vái để xin hóa sớ và tiền vàng.

Kinh nghiệm sắm lễ cầu duyên đi chùa hà cầu duyên

Du khách cần đến dâng hương, dâng lễ thành tâm mới có thể cầu được như ý. Nếu bạn chưa biết cách cầu duyên tại Chùa Hà có thể tham khảo những nội dung sau đây.

Xem thêm: kiểu dáng cây hương bàn thờ đá đẹp trước nhà

Sắm lễ cầu duyên

Ngoài việc kêu cầu thành tâm thì lễ mang đi khi cầu duyên tại chùa cũng rất quan trọng. Bạn cần phải tham khảo và sắm sửa chỉn chu, đầy đủ ba phần lễ để đặt tại ba ban quan trọng như sau:

Ban Tam Bảo: Đây là nơi thờ Phật nên theo kinh nghiệm đi chùa hà bạn không đặt lễ mặn và tiền vàng. Chỉ chuẩn bị quà lễ gồm hoa quả, bánh kẹo chạy và hoa tươi với nến nhang và sớ đã viết để dâng lên Tam Bảo.

Ban Đức Ông: Tại ban này bạn có thể chuẩn bị các món lễ mặn kèm theo tiền vàng và rượu, trà, thuốc và sớ viết riêng để dâng lên Đức Ông.

Ban thờ Mẫu: Đây là mâm lễ vô cùng quan trọng tại Chùa Hà mà bạn cần chú ý chuẩn bị. Ngoài tiền vàng và bánh kẹo cần phải chuẩn bị thêm 5 bông hồng đỏ tươi, cùng trầu cau và tiền công đức.

sân lan can tường rào hồ Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ
sân lan can tường rào hồ Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Những điều cần lưu ý khi đi cầu duyên tại chùa

Chùa Hà là một điểm đến vô cùng linh thiêng do đó du khách đến dâng lễ cầu duyên hay vãn cảnh chùa cũng nên lưu ý một số nội dung sau đây:

Không được mặc đồ ngắn hay váy trên đầu gối. Tốt nhất nên lựa chọn trang phục lịch sự kín đáo để tỏ lòng thành kính.

Kinh nghiệm đi chùa hà là không nên bật tiếng điện thoại để tránh ảnh hưởng tới không gian chùa. Đặc biệt đây là một nên linh thiêng nên không được nói tục, chửi bậy, hay có những lời nói báng bổ.

Đặc biệt, bạn chỉ nên dâng lễ cầu duyên khi duyên chưa tới. Nếu bạn đã có người yêu hoặc cả một cặp đôi đến kêu cầu hạnh phúc thì theo kinh nghiệm đi chùa hà về sau bạn cùng người yêu sẽ tan vỡ.

Một số lưu ý khác

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi làm lễ cầu duyên, cầu bình an, may mắn tại chùa Hà:

Khi làm lễ hoặc khấn xin, hãy thành tâm mong cầu gặp được người tâm đầu ý hợp, tài đức, chung thủy, vị tha, thấu hiểu;

Khi đi lễ ở chùa Hà, bạn nên đi 1 mình, soạn lễ đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng phải thành tâm. Hãy mặc trang phục nghiêm túc với áo kín cổ, quần dài khi làm lễ ở chốn linh thiêng;

Không nói những lời báng bổ tại chùa chiền;

Tắt chuông điện thoại, không khấn quá to, không làm ồn tại chùa;

Chọn ngày lành để đi lễ cầu duyên. Đi lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm là tốt nhất nhưng những ngày này chùa Hà rất đông nên cũng hơi khó khăn khi bạn làm lễ;

Đi lễ cầu duyên ở chùa Hà quan trọng nhất là sự thành tâm. Khi bạn gửi gắm ước nguyện của mình tới những đấng tối cao, các ngài sẽ chứng giám cho lòng thành của bạn, ban may mắn, se duyên cho người đang mong cầu.

trang phục đi lễ Chùa hà cầu duyên - văn khấn sắm lễ sớ trả tạ
trang phục đi lễ Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Các lễ hội tại chùa Hà Cầu Giấy Hà Nội

Chùa Hà đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1996. Hiện nay, mỗi năm đình và chùa Hà thường tổ chức các lễ hội gồm:

Ngày 11/1 âm lịch: Kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành;

Ngày 12/2 âm lịch: Ngày cầu phúc, mong mưa thuận gió hòa, người khỏe của nhiều cho dân chúng.

Ngày 12/8 âm lịch: Kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng.

Xem thêm: Mẫu mộ sư vườn bảo tháp đá đẹp

Kể Về Sự tích Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng Hà Nội – Chùa Hà

Về thời điểm có chùa Hà có hai truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất: vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Lý Càn Đức ( Lý Nhân Tông ), do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

Truyền thuyết thứ hai:

Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long.

Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại. Diện mạo của chùa hiện nay chính là kết quả của lần trùng tu lớn đó và những lần trùng tu sau này.

Phường Dịch Vọng và ban quản lý di tích chùa triển khai nâng cấp, xây dựng lại chùa Hà và đình Bối Hà rất khang trang, bề thế từ năm 1995 – 2003, tam quan được giữ nguyên vẹn.

nguồn: sưu tầm

Địa chỉ Chùa Hà tại hà nôi – Các cách di chuyển xe bus

Địa chỉ: Phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00 hằng ngày. Vào các ngày rằm, mùng 1 và ngày lễ thì chùa mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn

Du khách có thể ghé thăm chùa Hà bằng xe máy, xe bus hoặc xe ô tô riêng. Nếu đi xe bus, bạn có thể tham khảo những tuyến xe có điểm dừng gần chùa Hà như sau:

Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài

Tuyến 16: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Nước Ngầm

Tuyến 20A: Cầu Giấy – Bến xe Phùng

Tuyến 20B: Cầu Giấy – Bến xe Sơn Tây

Tuyến 26: Mai Động – Sân vận động Quốc gia

Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa – Nam Thăng Long

Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ

Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn

Tuyến 34: Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Gia Lâm

Tuyến 49: Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II

 

0915845168