Đình trà cổ văn khấn bài cúng xin tài lộc
Đình trà cổ văn khấn bài cúng xin tài lộc, Theo sử sách, đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Theo truyền thuyết, vào năm 1461, người dân làm nghề đánh cá từ đất Đồ Sơn (thuộc Hải Phòng ngày nay) thường đi cả gia đình kiếm kế sinh nhai ở nhiều vùng biển xa, về cả miền cửa biển (thuộc Trà Cổ, Móng Cái nay). Trong một lần bão tố, mười hai gia đình đã trôi dạt vào một bán đảo hoang vu chỉ có sú vẹt và lau sậy.

Không chịu nổi vất vả, sáu gia đình đã quay về quê cũ, sáu gia đình còn lại quyết tâm bám đất, xây dựng vùng quê mới. Ban đầu chỉ là sáu nếp nhà đơn sơ, dần đã trở thành xóm làng trù phú. Như nhiều làng quê khác,
đình Trà Cổ ngày ấy được bà con góp công, góp của xây dựng. Sau đó, nhân dân địa phương đã về quê cũ để xin chân hương các vị thành hoàng làng về thờ tại Đình (Không Lộ, Giác Hải, Nhân Minh, Huyền Quốc, Quảng Trạch). Ngoài ra, đây cũng là nơi phối thờ của 6 vị tiên công có công khai khẩn, lập nên vùng đất Trà Cổ xưa.
Cách sắm lễ cúng đình làng ( Thành Hoàng làng chuẩn)
theo tập tục mỗi vùng, việc sắm lễ cúng Thành Hoàng cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau. Có nhiều loại lễ như lễ chay, lễ mặn.. đi kèm các loại hương, hoa quả, oản,..
Tùy vào mỗi vùng miền đồ sắm lễ được lựa chọn khác nhau, song thường bao gồm các món như: Gà, lợn, giò, chả, được nấu chín và bày biện cẩn thận.
Văn khấn lễ Thành Hoàng ( đình làng)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm …………..
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.
Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hướng dẫn dâng lễ cúng Thành Hoàng
Theo trình tự, trước khi dâng lễ cúng Thành Hoàng người dâng lễ sẽ lễ thần thổ địa, thủ đền trước tiên, bước này gọi là “trình lễ”.
Người chủ trì dâng lễ tiếp tục cáo lễ với thần linh, xin phép được bắt đầu buổi lễ tại đền, miếu, đình, phủ – nơi tổ chức lễ.
Những người trong đội dâng lễ sẽ chỉnh trang lễ vật, kiểm tra trang phục trước khi tiến hành dâng lễ chính thức.
Khi thời gian đã điểm người dâng lễ tiến hành đặt lễ vật bằng hai tay một cách cẩn trọng lên bàn thờ và những vị trí quan trọng. Sau khi đặt xong lễ thì mới được tiến hành thắp hương.
Lễ hội đình trà cổ
Hàng năm, từ ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch, tại đình Trà Cổ diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống, quy mô lớn, tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian. Đặc biệt, nét độc đáo của lễ hội là hội thi “Ông Voi”. Nghi lễ chính này được duy trì thường niên, trở thành nét riêng có của vùng đất biên ải Móng Cái.
Theo tục lệ, trước khi vào lễ hội, làng Trà Cổ lại họp làng để chọn ra 12 người, gọi là “cai đám”, để chuẩn bị cho lễ hội năm sau. “Cai đám” phải là người, khoẻ mạnh, biết làm ăn, có đạo đức và lối sống lành mạnh, gia đình con cái thuận hoà, không vướng việc tang.
Những người được làng chọn cũng rất vinh dự, vì theo quan niệm của người xưa, gia đình nào làm tốt công việc cai đám sẽ được lộc, mạnh khoẻ, ăn nên làm ra…Đáng chú ý, cho dù hoàn thành tốt nhiệm vụ thì mỗi người chỉ được vinh dự làm cai đám một lần trong đời. Từ đầu năm, mỗi cai đám sẽ nuôi một chú lợn. Sau khi mua về nhà, chú lợn này được gọi là “Ông Voi”, được coi là linh vật của thần. “Ông Voi” được chăm sóc chu đáo, ăn ngon, ngủ màn để tránh muỗi, được thăm khám đầy đủ và chăm sóc, nâng niu, trân trọng.