Home > Đồ Thờ > Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn, thanh hoá. đền thờ Cô Chín giếng là 1 một trong Tứ phủ Thánh Cô, còn được biết đến với nhiều tên gọi như Cô Chín Thượng Ngàn, Cô Chín Giếng, hoặc Cô Chín Sòng Sơn tùy thuộc vào địa điểm giang ngự. Trang phục của Cô Chín thường là áo màu hồng phớt đào hồng phai khi ngự đồng, với khả năng biến hóa linh hoạt trong nhiều tư thế khác nhau như quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến vua, thêu hoa dệt lụa, múa cánh tiên

Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn 2024
Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Sự tích đền sòng – sự hình thành địa chỉ – Đền Sòng Sơn thờ ai?

Qua cổng Tam Quan của đền là một sân rộng có tượng Phật Bà Quan Âm. Trong đền có các cung thờ các quan Hoàng, các cô, Đức Thánh Trần Triều, Vua Cha Ngọc Hoàng. Trong cung cấm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Phía bên ngoài, gần dòng suối trong có cung thờ vọng Cô Chín Sòng Sơn.

07 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
07 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Đền Sòng Sơn thờ Mẫu Liễu Hạnh, vị thần quan trọng trong đạo Mẫu Việt Nam – một trong “Tứ bất tử” của dân gian Việt Nam. Trước đây, ngôi đền được gọi là đền Sùng Trân, xây dựng dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) trên đất Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, (nay thuộc địa phận phường Bắc Sơn, TX. Bỉm Sơn) – nổi tiếng với câu ca truyền tụng “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”.

“Nhất vui là hội Phủ Dày/ Vui thì vui vậy, chẳng tày Sòng Sơn” và “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”… Đó là những lời hay, ý đẹp được người đời ca tụng khi nói về đền Sòng Sơn nằm trên địa bàn phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Vào những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp đến thăm đền Sòng Sơn và đến Chín Giếng trước ngày nơi đây tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày 26/2 âm lịch. Ngay từ cửa đền vào đã thấy kiệu rước để người dân nơi đây chuẩn bị cho ngày chính hội.

Xây dựng và hình đền cô chín giếng

Đền Sòng Sơn được khởi dựng năm nào, đến nay vẫn chưa tìm được tư liệu xác định chính xác. Truyền thuyết làng Cổ Đam kể rằng: Vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tộ nhà Lê (1619-1628) một ông lão người làng Cổ Đam được Tiên chúa Liễu Hạnh nhập hồn báo mộng “Hãy nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các ngươi”.

06 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
06 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Theo lời Tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một gậy tre đến khu vực Đền Sòng cắm xuống đất, thắp hương và khẩn cầu “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”.

Ít lâu sau cây gậy tre nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt. Dân làng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã hiển thánh tại đây liền vận động góp tiền của xây dựng bên cạnh bụi tre thần.

Ngôi Đền được tu bổ vào thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), Năm Duy Tân thứ sáu (1912), năm Khải Định thứ tư (1919), năm Bảo Đại thứ ba (1928) và được tu sửa lại vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia. Đền Sòng Sơn là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương – Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam. Tại đây có phối thờ các ông Hoàng và Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.

Theo “Truyền kỳ tân phả”

thì Liễu Hạnh là Đệ Nhị tiên chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế vì phạm lỗi đánh rơi chén Ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đầy xuống trần gian thác sinh vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, Phủ Nghĩa Hưng (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mang tên là Giáng Tiên.Sau3 lần tríchgiáng,

Tiên chúa được Ngọc Hoàng cho hạ giới mỗi khi Tiên chúa mong muốn và về sau không phải hoá kiếp nữa.Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên chúa vân du ở khắp mọi vùng đất sơn thuỷ, kỳ tú, Tiên chúa thường hoá phép trừng phạt kẻ ác, gia ân kẻ hiền..

Người đã từng giúp đỡ các học trò nghèo như Cống Quỳnh (Quê Hoàng Hoá) trên đường ra Bắc đi thi, đã từng hoá phép dạy bảo dân chúng vùng Tam Điệp, Ninh Bình trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, từnghoá phép nhờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan khởi dựng lại chùa Bắc Lễ, Đền Tiên (Tỉnh Lạng Sơn ), đã cùng đàm đạo thơ văn với Phùng Khắc Khoan (tức Trạng Bùng), Cử nhân họ Ngô và Tú tài họ Lý ở Tây Hồ (Hà nội). Sau đó Tiên chúa cưỡi mây, bay vào ẩn cư bên núi Sóc Tỉnh Nghệ an.

Tiên Thánh được triều đình phong sắc:

Mã Hoàng Công Chúa; Chế thắng Hòa Diệu Đại Vương; Thượng thượng đẳng phúc thần. Có thể nói Tiên Chúa Liễu Hạnh xuống trần không phải chỉ để mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, mà Tiên chúa xuống Trần để lĩnh một sứ mệnh thiêng liêng cao cả là khuyến thiện, trừ ác, ban phúc cho người tốt, giáng hoạ kẻ xấu, phò nước giúp dân.

Và cũng vì thế, nhiều nơi trong cả nước đã lập Đền thờ Mẫu. Trong hệ thống đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì uy nghi và linh thiêng nhất vẫn là đền Sòng Sơn – Nơi Thánh Mẫu Hiển Thánh. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của người dân Bỉm Sơn cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

05 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
05 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn
04 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
04 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn
03 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
03 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn
02 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
02 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn
01 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn - Đền mẫu cô chín sòng sơn
01 Sắm lễ vật bài văn cúng khấn – Đền mẫu cô chín sòng sơn

Truyền thuyết đền song cô chín thanh hoá

Trong dân gian truyền kể lại rằng, cô Chín là con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế (tức Cửu Thiên Huyền Nữ), là một cô tiên giáng trần bán nước trước cổng đền Ba Dội, từng theo hầu Mẫu Sòng. Người phàm cho cô là yêu quái, ra sức diệt trừ. Sau đó cô về tâu với Ngọc Hoàng, cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên. Không những vậy cô làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây, nửa người nửa ma.

Cô Chín hay còn được gọi là Cô Chín Sòng Sơn. Cô là một vị Thánh Cô thuộc Tứ phủ Thánh Cô trong hệ Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam có liên quan mật thiết với Tứ phủ. Các Thánh Cô vốn là các thị nữ đoan trang, nết na, mặt tựa tiên nữ thường đi theo hầu các Mẫu hoặc các Chầu.

Người xưa kể lại, cô Chín có nhiều phép thần thông quảng đại, cô theo hầu Mẫu Sòng và có tài xem bói, xem quẻ nào là trúng quẻ ấy Còn có một sự tích khác về cô Chín như sau: Cô Chín là tiên nữ hầu Mẫu trong đền Sòng cai quản chín Giếng, cô dạo chơi khắp bốn phương trời. Đến vùng Thanh Hóa, động lòng trước cảnh

quan nơi đây, cô hội họp tiên nữ, lấy gỗ cây sung làm nhà, cây si mắc võng.

Hướng dẫn sắm lễ đền Sòng Sơn ba dội

Hằng năm, con hương đệ tử nhất tâm thường về đền dâng bái Thánh MẫuLiễu Hạnh cầu một năm bình an, nhiều tài lộc cho gia quyến. Thời điểm tốt nhất cho gia chủ đến chiêm bái tại đền là

vào khoảng tháng Giêng đến Tháng hai. Khi đi lễ đền Sòng Thanh Hóa, không nên đi vào ngày chính hội. Bởi có rất đông người dân cả nước đổ về đền vào ngày chính hội. Khi đó, gia chủ sẽ rất

vất vả và khó khăn để vào đền bái yết Thánh Mẫu.

Về sắm lễ Mẫu Sòng Sơn, kinh nghiệm dành cho khách hành hương nên sắm các lễ vật có màu đỏ là chủ đạo. Bởi Mẫu Liễu Hạnh chứng tòa Thánh Mẫu màu đỏ nên theo quan niệm dân gian

truyền lại thì mọi lễ vật hương hoa, oản quả nếu có màu đỏ sẽ linh ứng.

Tại hầu hết các đền thờ mẫu Liễu Hạnh, các lễ vật cơ bản phải sắm gồm một đĩa hoa, đĩa quả với nhiều loại quả khác nhau, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ và hoan hỉ có thêm một quanh oản thành kính dâng bái.

Cúng cô Chín ngày nào

Ngày cúng cô Chín là ngày:

26/2 âm lịch: Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội.

9/9 âm lịch: Lễ hội chính của đền cô Chín.

Cô tài phép biến hóa hiển thánh nhiều nơi nên ở nơi đó người ta lập đền thờ cô. Ví dụ cô Chín suối rồng- Hải Phòng, cô Chín âm dương- Ninh Bình, cô Chín thượng- Bắc Giang, cô Chín Đồng

Mỏ hay cô Chín Tây Thiên. Tất cả đều là một.

Văn khấn cô Chín giếng

Con Nam Mô A Di Đà Phật!

Con Lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật

Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật Tổ Như Lai

Con sám hối con lạy Phật Thích Ca

Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ tát ma ha tát

Con nam mô a di đà Phật

Con sám hối Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ, Công đồng Tứ phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế

Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu

Con Lạy Tứ vị Chúa tiên, tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn

Con lạy Đức Ông Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông đệ tam Cửa Suốt, Nhị vị vương Cô, Cô bé Cửa Suốt, Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nguyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô Chín Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể.

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm Canh Tý

Tín Chủ ……………..Tuổi ………….

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: …………………………………

Xem thêm: Đình đền chùa Thọ Am văn khấn cúng xin lộc

. Cầu thi cử đỗ đạt bài văn khấn – văn miếu quốc tử giám

. Văn khấn miếu đền thờ cô bé mai hoa – sắm lễ sớ ho

. Chùa hà cầu duyên – văn khấn sắm lễ sớ trả tạ

Lưu ý khi đi đền cúng cô Chín giếng

Khi cúng Cô Chín Giếng, bạn hãy định sẵn điều mong ước của mình trong tâm để thỉnh cầu.

Trái cây cúng Cô Chín Giếng nên cúng những loại quả lẻ như cam, bưởi,… không cúng những loại quả chùm như nho, nhãn, vải,…

Vì cô Chín rất thích hoa nên mâm lễ của bạn nên có những loài hoa có màu hồng, đỏ.

Nếu không chuẩn bị kịp lễ cúng, bạn có thể mua ở ngoài cửa đền.

Nguồn: tham khảo

Xem thêm: mẫu cổng đá tam quan đình chùa đẹp

. mẫu tường hàng rào lan can đá đình đền chùa miếu

. Mẫu cuốn thư bình phong tắc môn đá

. Mẫu mộ sư vườn bảo tháp bằng đá

. miếu thờ thần linh đá đẹp

. cây hương bàn thờ trước nhà

. mẫu am thờ thổ thần ngoài trời đẹp

0915845168