Chuyên Thiết Kế, Thi Công Lắp Đặt Các Sản Phẩm Đá Mỹ Nghệ Điêu Khắc Trên Toàn Quốc ĐC: Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.

Văn khấn bà mụ/đầy tháng/thôi nôi bé trai gái

Văn khấn bà mụ/đầy tháng/thôi nôi bé trai gái

Văn khấn bà mụ/đầy tháng/thôi nôi bé trai gái, Tục cúng Mụ là một trong những tín ngưỡng dân gian mang dấn ấn của tín ngưỡng thờ Mẫu, thường được tổ chức vào dịp đầy cữ, đầy tháng hoặc đầy năm của một đứa trẻ để ghi nhớ về cội nguồn cũng như hi vọng những điều tốt đẹp cho đứa trẻ.

Dưới đây là văn khấn cúng Mụ chuẩn nhất cho lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé.

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra.

Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả.

Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi) thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

01 Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gái
02 Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gái

Sau khi bày lễ cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông trang trọng, đẹp mắt, bố hoặc mẹ đứa trẻ sẽ thắp ba nén hương và bế đứa bé ra trước án khấn. Dưới đây là bài văn khấn cúng Mụ chuẩn nhất khi làm lễ đầy tháng, thôi nôi cho bé tại nhà.

Văn khấn bà mụ đầy tháng bé trai gái

03 Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gái

Nam Mô A Di Đà Phật! – Nam Mô A Di Đà Phật! – Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỉ đại tiên chúa – Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa – Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên nương

– Con kính lạy Tam tập lục cung chư vị Tiên nươngHôm nay là ngày … tháng … năm – Vợ chồng con là …………………..

Sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………………Chúng con ngụ tại : ……………………………………..

Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và

các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình :

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng

Thần linh, Thổ Công, Long Mạch, Thổ Địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tê

là …………… sinh ngày ……………. được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì,

vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô ách.

Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng (nếu là bé trai),

kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Toàn gia chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan,

bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Xin thành tâm kính lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam Mô A Di Đà Phật ! – Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! -Cẩn cáo!

(Theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”, nhà xuất bản Hồng Đức)

Lễ khai hoa ( bắt miệng )

Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gá
05 Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gái
04 Văn khấn bà mụ đầy tháng thôi nôi bé trai gái

Ngay sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái sẽ là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”.

Cháu bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng, xong rồi bồng đứa trẻ một tay,

tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng

Sắm lễ mâm cúng đầy tháng thôi nôi đúng chuẩn

13 đĩa xôi dành để cúng 13 ông Thầy

3 chén cháo nhỏ để cúng 3 Đức ông (thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp)

1 tô cháo lớn để cúng 12 bà Mụ

1 đĩa lòng lợn luộc

1 đĩa rau sống

1 con gà luộc

5 loại quả tượng trưng ngũ hành

1 ly rượu để tưới lên hoa sau khi cúng xong

12 miếng trầu đã têm, 1 lá trầu nguyên và 1 trái cau chưa bổ

1 bình hoa tươi

2 cây đèn cầy cúng sao, 3 cây nhang

1 bộ đồ hình nam thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé (vật này sau khi cúng thôi nôi xong sẽ đốt bỏ giải sao cho bé)
Và nhiều gia đình có điều kiện sẽ có thêm heo quay để thần phật như: Cúng đất, Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Chủ,…Tuy nhiên lễ vật trên chỉ mang tính chất tham khảo. Còn tuy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và phong tục vùng miền mà chúng ta có thể lựa chọn lễ vật cúng sao cho phù hợp nhất!

Nghi thức đặt tên cho con:

Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận.

Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.

Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.

Những điều kiêng kỵ trong lễ thôi nôi đầy tháng

Lễ cúng thôi nôi đầy tháng cho bé khá quan trọng đối với người Việt. Vì thế, lễ cúng cần được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Đặc biệt, để lễ cúng được tốt đẹp, gia đình nên tránh mắc phải những điều kiêng kỵ không cần thiết.

Thứ nhất, đối với mâm cúng thôi nôi đầy tháng nên chuẩn bị đầy đủ. Theo đó, cần đầy đủ 3 mâm cúng, gồm: mâm cúng 12 Bà Mụ, mâm cúng Thần Tài Thổ Địa, mâm cúng ông Táo.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên quên mâm cúng lê cho bàn thờ gia tiên. Rất nhiều người chỉ chuẩn bị 3 mâm cúng cơ bản mà quên mất mâm cúng bàn thờ gia tiên cũng rất quan trọng.

Thứ hai, về thời gian tiến hành lễ cúng nên chọn giờ tốt, hợp mệnh bé. Bạn nên chọn giờ hoàng đạo để làm lễ cúng cho con mình. Đó là giờ hợp với tuổi của bé.

Các bậc cha mẹ nên chọn giờ hoàng đạo bằng cách xem trên lịch sẽ thấy 6 giờ hoàng đạo mỗi ngày và chọn một giờ thích hợp với tuổi của con mình.

Thứ ba, khi bắt đầu lễ cúng thôi nôi, cần phải có bài văn khấn cúng thôi nôi đúng. Bởi chỉ có bài văn khấn đúng mới cầu mong được những điều tốt đẹp đến với bé.

Với những chia sẻ về những kiêng kỵ trong lễ thôi nôi đầy tháng hy vọng bạn đã biết cần làm gì cho lễ thôi nôi sắp tới của con mình.

thaiduy: