Văn khấn bé đỏ tại nhà chùa/vong linh con của mình
Văn khấn bé đỏ tại nhà chùa/vong linh con của mình, Từ trước đến nay theo phong tục tập quán và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, sau khi có người mất đi gia đình cần thực hiện lễ cúng siêu thoát. Đối với các vong linh thai nhi lại càng phải tổ chức lễ cúng nhằm để trẻ siêu thoát, bỏ hết ân oán hồng trần để đầu thai sống kiếp người mới.
Có nhiều lý do kiến thai nhi chưa được sinh ra đã mất đi. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là do khách quan tác động khiến mẹ mất đi em, lý do còn lại có thể do điều kiện không cho phép khiến bố mẹ phải bỏ đi em.
Bất cứ nguyên nhân nào cũng khiến trẻ sinh ra lòng oán hận nhất định với bố mẹ đã bỏ rơi mình. Để xóa bỏ lòng oán hận cũng như để trẻ không tủi thân, buồn bã dẫn đến không siêu thoát được bố mẹ cần làm nghi lễ cúng vong linh thai nhi.
Những vong linh bị bỏ thường trở thành oan hồn, lang thang không được thờ cúng, không nơi đi về trên trần gian. Lâu ngày sự oán hận của trẻ sẽ khiến các oan hồn biến thành quỷ có thể quay trở về quấy nhiễu và trừng phạt bố mẹ đã bỏ rơi mình.
Cách thờ cúng cô cậu bé đỏ
Cách thờ cúng vong linh thai nhi thường được làm vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch: Cúng 2 ngày trong tháng, đặt mâm cúng để trên cái bàn thờ nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, tức là nửa trong nhà, nửa ngoài bậc thềm cửa, không được đặt trên bàn thờ).
Cách cúng cho thai nhi bị bỏ rất đơn giản:
– Sữa ông thọ ấm pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, vinamilk… kèm ống hút)
– Bánh kẹp loại ngon (không phải loại cúng cô hồn), socola càng tốt.
– Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi, thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam, nữ (nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.
Văn khấn nguyện cầu siêu cúng vong thai nhi
(Trích trong kinh Nhật Tụng của PHẬT GIÁO):
– Tịnh pháp giới chân ngôn: Ôm lam, ôm sỉ lâm (7 LẦN )
– Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạ đát tha nga đà phạ lô chỉ đế, án tám bạt ra, tám bạt ra hồng.
– Chân ngôn biến thủy: Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha, án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, ta bà ha. (7 LẦN)
Hôm nay là ngày … tháng …năm…, con tên là …tuổi… ngụ tại số …phường…quận…con xin Thổ Công, Thần Tài, Thổ Địa , cho phép con cúng lễ cho ấu nhi hửu danh vô vị, hửu vị vô danh.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (10 LẦN )
NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (10 LẦN )
….Vái vong hồn bé NGUYỄN (họ bé) vô danh A,B ……v…a (Mình họ gì thì đặt con họ đó,nên đặt vô danh để con dễ siêu thoát), mẹ mời con về đây hưởng lễ mẹ cúng, gồm các bánh kẹo, quần áo, sữa.
Con hãy thọ nhận rồi theo Phật, Bề Trên mà tu học, độ trì cho cả nhà ta vạn sự may mắn tốt lành. Con hãy vui vẻ thông cảm cho ba mẹ vì hoàn cảnh thế gian mà không thể bảo vệ cho con được.
Chỉ cần khấn như vậy, không cần lạy vì thai nhi là con của mình. Không chỉ có lời niệm phật trong bài cúng thai nhi là đủ mà còn phải là lời chân thành cũng như làm nhiều điều tốt, tích lũy công đức để cho vong linh thai nhi sớm được siêu thoát.
Một số lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng vong thai nhi
Khi thực hiện lễ cúng bố mẹ thắp 3 cây nhang, khi cháy được một nửa thì tiến hành đốt, hóa quần áo cho trẻ. Cùng với đó bạn thực hiện đổ sữa từ từ xuống đất như em bé đang ở bên cạnh.
Đồ cúng sau khi hạ xuống được chia đều cho các thành viên trong gia đình sử dụng, không được bỏ.
Bố mẹ có thể cúng vong linh thai nhi đều đặn hàng tháng vào ngày tuần nếu có điều kiện.
Trong nghi lễ cúng vong linh thai nhi không nên đốt quá nhiều vàng mã
Không nên sát sinh, không cúng đồ mặn trong nghi lễ cúng
Bố mẹ không nên khóc lóc khiến vong linh thai nhi sinh tâm luyến ái và không muốn bỏ đi hay siêu thoát
Bố mẹ nên phóng sinh để tích đức cho trẻ
Cả bố và mẹ nên có mặt trong buổi lễ cúng vong linh thai nhi
Nên tổ chức cúng siêu thoát cho thai nhi càng sớm càng tốt
Thông thường nghi lễ cúng vong linh thai nhi thường được tổ chức vào dịp Vu lan hoặc vào ngày tuần các tháng