Home > Đồ Thờ > Văn khấn chùa đồng thiện/thanh tịnh linh thiêng

Văn khấn chùa đồng thiện/thanh tịnh linh thiêng

Văn khấn chùa đồng thiện/thanh tịnh linh thiêng

Văn khấn chùa đồng thiện/thanh tịnh linh thiêng, Chùa Đồng Thiện hay còn được biết đến với tên gọi Hải Ninh tự, Hội đồng thiện tỉnh Bắc Ninh quyên cúng để xây dựng ngôi chùa khang trang và đẹp đẽ. Tên gọi Hải Ninh tự ra đời để ghi nhớ sự kiện thiện tâm đó của Hội đồng thiện Hải Phòng và Hội đồng thiện Bắc Ninh. Từ đó, ngôi chùa cũng được gọi với cái tên chùa Đồng Thiện, thể hiện ý nghĩa là ngôi chùa được xây dựng từ tấm lòng thiện tâm của cộng đồng.

Văn khấn chùa đồng thiện thanh tịnh linh thiêng

tọa lạc tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Theo tục truyền và nội dung văn bia thì chùa được xây dựng vào những năm 30 bởi Hội đồng thiện và nhận được sự ủng hộ đông đảo của các tín đồ, thiện nam và tín nữ trên khắp cả nước.

Lưu ý khi sắm lễ tại đền chùa

Cách sắm lễ đi đền chuẩn nhất là mua theo số lẻ như 1, 3, 5, 9,… Đây là những số âm, tương ứng với thế giới linh thiêng. Chúng là tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ nên thể hiện sự hòa hợp âm dương. Nhiều người sắm lễ theo số chẵn như 12, 36, 72 nhưng những số này đều chia ra thành 3 phần. Hoặc số 100 mang ý nghĩ trọn vẹn.

Hầu hết người Việt sắm lễ kiêng số 7 vì khi đọc theo tiếng Hán là thất – đồng âm với từ thất lễ, không tôn trọng thần linh.

Trái cây nên chọn mua những quả đẹp, đều màu và không bị dập nát.

Nên chọn quả xanh hoặc chín vừa.

Không rửa các loại trái cây trước khi sắp lễ mà chỉ nên dùng khăn sạch lau qua bên ngoài.

“Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư”, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Nếu không quá cầu kỳ hay dư giả thì chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ rồi.

Đi chùa nào cầu tài lộc? Cầu sức khỏe? Cầu tình duyên?

Đi chùa nên cầu gì?

Thông thường mọi người đi chùa đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.

Vì vậy khi đi chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.

Những điều không nên cầu:

Không nguyện cúng dường chư Phật.

Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.

Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.

Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Những công trình nổi bật tại chùa Đồng Thiện

Đến thăm quan, chiêm bái chùa Đồng Thiện, du khách không nên bỏ qua các công trình nổi bật tại chùa như:

Cây sala linh thiêng

Trong không gian thiêng liêng của chùa Đồng Thiện, cây sala tạo bóng mát dễ chịu và hương thơm lan tỏa khắp nơi. Hoa sala, hay còn được biết đến với tên gọi “hoa vô ưu” – ý chỉ sự không bận tâm, không có ưu phiền, đồng thời kèm theo một truyền thuyết nhà Phật được kể từ đời này sang đời khác.

Mỗi khi đến độ rằm tháng Giêng, cây hoa sala tại chùa Đồng Thiện lại nở hoa, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, thu hút lượng lớn du khách. Hương thơm ngào ngạt từ những bông hoa sala tỏa đi khắp nơi còn các Phật tử và du khách thì tập trung quanh gốc cây, chắp tay và chờ đợi những bông hoa đỏ, thơm lừng rơi xuống.

Bảo tháp

Bên trong chùa, hai cây bảo tháp nổi bật, mỗi cây đạt chiều cao hoảng 1,4 mét, hình lục giác với cạnh đáy 0,2 mét và được chia thành 5 tầng, mỗi tầng ngăn cách với nhau bằng một mái đao cong. Trên đỉnh của mỗi tháp có hình nậm rượu và một con rồng quấn quanh.

Đặc biệt, hai cây bảo tháp này có 60 bức họa độc đáo mà tác giả là ông Vương Ái Việt, hội viên Hội đồng thiện Hải Phòng. Năm 1926, ông đã tặng nhà chùa hai cây bảo tháp này, làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và nghệ thuật cho không gian tâm linh này.

Chùa Đồng Thiện là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi đến Hải Phòng. Với kiến trúc truyền thống, không gian tâm linh thanh tịnh, yên tĩnh, nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tình kiếm sự an yên trong tâm hồn và tạm gác lại những bộn bề, hối hả của phố thị. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào thiên nhiên, thư giãn, nạp năng lượng và làm mới tâm hồn.

Phật điện

Khi bước vào Phật điện, du khách sẽ bị choáng ngợp trước độ lộng lẫy và rực rỡ của các bức đại tự, hoành phi, câu đối, y môn và tượng pháp. Tòa tam bảo là nơi ngự của tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Thế Âm Thiên Phủ và Thiên Nhỡn với 11 đôi tay. Tượng Đức Thế Tôn và Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền cưỡi trên thanh sư và bạch tượng, tượng tòa Cửu Long, Thích Ca sơ sinh và Đức Địa Tạng đội mũ thất Phật ngồi trên tòa sen, tay giơ ngang vai, nâng mặt trời và dải mây tượng trưng cho pháp lượng vô biên.

Tượng Quan Âm Nam Hải đứng trên đài sen, dưới chân là Ô Ban Nam Đà Long Vương, mang bộ mặt quỷ sứ nhô từ sóng nước ba đào. Hai bên của tam bảo là Hộ Pháp khuyến thiện và trừ ác cao đến 2,5 mét, tôn lên vẻ trang nghiêm.

Kiến trúc chùa Đồng Thiện Hải Phòng

Kiến trúc của chùa Đồng Thiện bề thế và khang trang với nhiều tòa ngang, dãy dọc, mặt hướng Đông Bắc. Từ tam quan thứ nhất, đi qua hồ nước tròn quanh năm trong xanh, nơi hoa sen nở rộ, chúng ta sẽ đến cổng tam quan thứ hai, dẫn vào trung tâm kiến trúc chính của chùa. Hai bên của chùa là khu nghĩa trang rộng lớn với những kiến trúc cổ kim, đông tây nằm san sát nhau.

Tòa Phật điện đối diện tam quan qua “sân thiền” được xây dựng theo cấu trúc hình chữ công truyền thống, bao gồm 7 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Sự độc đáo của kiến trúc chùa thể hiện rõ trong tòa hậu cung, được xây theo kiểu “3 tầng, 8 mái”.

Hai bên trước hiên tiền đường dựng nhà bia trong đồ hình vuông như cung điện 2 tầng, 8 mái. Mái nhà bia khum hình lợi chậu, bờ mái và dao cong tầng trên đắp hình phượng múa, trong khi tầng dưới đắp “độc long.”

Ở giữa hai ngôi nhà bia đặt đôi bảo tháp “cửu phẩm,” mang hình dạng của tháp Phổ Minh (Nam Định) thu nhỏ. Nhà bia, cột hiên, tháp “cửu phẩm” và sân thiền tạo nên không khí huyền bí và trang nghiêm cho chùa Đồng Thiện. Bên trong Phật điện là khung cảnh lộng lẫy với các bức đại tự, hoành phi, câu đối, y môn và tượng pháp.

0915845168