Home > Đồ Thờ > Văn khấn chùa dư hàng/hải phòng linh thiêng

Văn khấn chùa dư hàng/hải phòng linh thiêng

Văn khấn chùa dư hàng/hải phòng linh thiêng

Văn khấn chùa dư hàng/hải phòng linh thiêng, Chùa Dư Hàng hay chùa Hàng, có tên chữ là Phúc Lâm Tự – là ngôi cổ tự có lịch sử hàng trăm năm được xây dựng từ thời Tiền Lê (980 – 1009). Chùa Hàng có thiết kế cổ kính, kiến trúc nguy nga, nhiều chi tiết chạm khắc tinh xảo, các tượng Phật độc đáo và lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng. Năm 1907, chùa được trùng tu, xây dựng mở rộng thêm nhiều khu vực và vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cho đến ngày nay.

Văn khấn chùa dư hàng hải phòng linh thiêng

Ngoài ra, chùa Dư Hàng trước đây còn là căn cứ cho các chiến sĩ, cán bộ yêu nước trong những năm tháng kháng chiến giành độc lập. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1986 và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại thành phố cảng Hải Phòng.

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cách sắm lễ đi chùa

Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.

Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:

Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.

Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)

Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).

Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em

Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.

Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Nên đến chùa Dư Hàng vào thời điểm nào

Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Hải Phòng sẽ là từ tháng 4 đến tháng 10, đây là thời điểm ít mưa, nắng ráo nên rất thuận lợi cho việc du lịch, tham quan các địa danh. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến thành phố cảng khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 để khám phá các lễ hội như lễ hội Voi, lễ cầu ngư, lễ hội Núi Voi,… giai đoạn đầu năm thời tiết rất mát mẻ, nắng nhẹ và rất thích hợp cho việc đi chùa cầu may.

Để tham quan chùa Dư Hàng tốt nhất thì bạn nên chọn buổi sáng sớm hay xế chiều nhé. Vào một số giai đoạn chùa Hàng sẽ có rất đông du khách đến tham quan, lễ Phật nên hãy nhớ cẩn thận trong việc di chuyển nhé.

Hướng dẫn đường di chuyển đến chùa Dư Hàng Hải Phòng

Chùa Dư Hàng có địa chỉ tại số 121 Dư Hàng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và tọa lạc ngay tại một trong những con phố sầm uất nhất xứ đất cảng. Chính vì thế mà đường đi đến đây khá dễ dàng, bạn có thể dễ dàng lựa chọn các phương tiện như taxi, xe bus, xe ôm công nghệ hay là thuê xe máy,… để đến đây.

Với các bạn xuất phát từ Hà Nội đến Hải Phòng thì nên lựa chọn một trong những phương tiện như:

Xe máy: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 120km, tuy nhiên với những bạn trẻ yêu thích khám phá thì đây chắc chắn không phải là vấn đề. Các bạn nên tham khảo lộ trình đi từ QL1A –

QL5B – Tỉnh lộ 253 – rẽ vào Nguyễn Văn Linh – đường Hoàng Minh Thảo – Phố Dư Hàng nhé.

Xe khách: Từ Hà Nội, bạn hãy đến các bến xe như Giáp Bát, Yên Nghĩa, Gia Lâm, Nước Ngầm,… tại đây có rất nhiều tuyến xe xuất phát đến Hải Phòng với giá cả từ 80.000 – 200.000 VNĐ/người.

Tàu hoả: Nếu có nhiều thời gian và yêu thích việc ngắm cảnh thì tàu hoả sẽ là phương tiện cực kỳ lý tưởng luôn. Tại ga Hà Nội, bạn có thể lựa chọn các tuyến như HP1, LP5, LP3, LP7,… với mức giá vé từ 83.000 đến 130.000 VNĐ/người.

Những bạn ở xa hơn có thể lựa chọn di chuyển bằng máy bay để tiết kiệm thời gian. Hiện nay Traveloka đang cung cấp rất nhiều tấm vé máy bay Hải Phòng giá rẻ cùng dịch vụ xe đưa đón sân bay siêu tiện lợi nữa đó.

Dạo quanh chùa Dư Hàng và khám phá những điều thú vị

Ngắm nhìn các kiến trúc độc đáo

Được xây dựng từ thời Tiền Lê, chùa Dư Hàng đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ kính từ ngàn xưa, nhiều khu vực được thiết kế theo hình chữ Định cực kỳ ấn tượng. Các khu vực tại chùa có thể kể đến như Tam quan, điện Phật, nhà thờ Thổ, khu vực chuông gác và khu sân vườn.

Bên trong chùa còn có thêm nhiều bức hình, tượng với các chi tiết chạm khắc tinh xảo cùng nhiều màu sắc nổi bật. Trên tường là nhiều bức hoành phi, câu đối rất bắt mắt, đặc biệt tại chùa còn có một bức tranh đặc biệt với hình ảnh thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không.

Khám phá các cổ vật, hiện vật lịch sử

Chùa Dư Hàng còn nổi tiếng với việc lưu giữ nhiều hiện vật có lịch sử lâu đời và quý hiếm, có thể kể đến như chuông, đỉnh đồng, khánh,… cùng nhiều đồ vật mỹ thuật giá trị như đá xanh, gốm sứ.

Đặc biệt nhất là phải nhắc đến bộ sách kinh Trường A Hàm – là một trong những bộ sách kinh lớn nhất được lưu truyền qua nhiều thế hệ trụ trì của chùa Dư Hàng. Nếu có dịp ghé thăm chùa thì bạn đừng bỏ qua việc chiêm ngưỡng hiện vật quý hiếm này nha.

0915845168