Home > Đồ Thờ > Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh/sắm lễ sớ tạ

Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh/sắm lễ sớ tạ

Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh/sắm lễ sớ tạ

Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh/sắm lễ sớ tạ, Chùa Yên Hoa tọa lạc trên núi Yên Tự, thuộc cung Đông Triều bao quanh bởi đất mẹ thiên nhiên hùng vĩ tại Uông Bí, Quảng Ninh. Núi Yên Tử còn có tên gọi khác là Bách Vân Sơn bởi mây phủ quanh năm.

Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh sắm lễ sớ tạ

Địa chỉ chính xác của ngôi chùa này là tại Núi yên Tử, Thôn Nam Mẫu, Xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Lưu ý du khách nên đến viếng thăm chùa vào khung giờ từ 5-20h hàng ngày.

Ngôi chùa là nơi thờ cúng thiêng liêng của Phật pháp và là địa điểm có cảnh sắc thiên nhiên ấn tượng. Chùa có các gốc cây đại thụ cực kỳ to và rộng lớn với số tuổi lên đến hàng trăm năm.

Văn khấn chùa hoa yên tử

sắm lễ sớ chùa hoa yên tử

Địa chỉ chùa Hoa Yên ở đâu?

Lịch sử chùa Hoa Yên

Kiến trúc chùa Hoa Yên

Khu tháp Hòn Ngọc: (9 tháp, mộ)

Tháp sau chùa Hoa Yên

Khu vực chùa Hoa Yên

Lưu ý khi đi chùa Hoa Yên

Khu vực chùa Hoa Yên

Văn khấn chùa hoa yên quảng ninh sắm lễ sớ tạ cầu tình duyên công danh

Chùa chính

Chùa Hoa Yên cổ xây dựng cách đây hơn 700 năm với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Ngôi chùa được trùng tu nhiều nhất và xây dựng nhiều tháp mới vào thời Lê.

Thời Nguyễn chùa bị hỏa hoạn cháy hết và năm 2002 chùa được phục dựng với quy mô khang trang. Trong đó, bao gồm thượng điện, hậu cung, nhà tổ, tả vu, hữu vu, lầu chuông, lầu trống. Chùa Hoa Yên xây dựng bằng gỗ, lợp ngói mũi hài kép đậm nét đặc trưng thời Trần.

Chùa chính có kết cấu hình chữ “công” bao gồm tiền đường, bái đường và hậu cung. Tiền đường có thiết kế 3 gian hai chái, lớp trong in hình chữ “thọ” nổi. Chỉ có phần riềm bờ nóc trang trí hoa văn hoa thị, phía 2 đầu bờ nóc là 2 đầu rồng uốn cong lên hình dấu hỏi.

Nhà thờ Tổ

Nhà thờ Tổ của ngôi chùa Hoa Yên có kết cấu chữ “nhất”, bao gồm 3 gian hai chái. Ba gian giữa là hệ thống cửa bức bàn, hai chái được thiết kế xây đua ra ngoài hiên đỡ bảy hiên. Giữa chái là cửa sổ ô thoáng có thiết kế hình chữ thọ vuông.

Tả Vu – Hữu Vu, Lầu chuông – lầu trống

Kiến trúc hai bên tả vu và hữu vu bao gồm năm gian, kiểu thượng giá chiêng chồng rường hạ bẩy. Hai bên được xây dựng mái chồng diêm tạo thành hai tầng tám mái.

Tượng thờ được bài chí bao gồm chùa chính, gian tiền đường, bên trái đặt tượng thờ Đức Ông, tượng Khuyến Thiện, tượng Thánh Tăng, tượng Trừng Ác, tượng Quan Âm Nam Hải.

Chính điện của hậu cung gồm có ba cấp, cấp 1 là 3 pho tượng Tam Thế Phật, cấp 2 là tượng Di Đà, tượng A Nan và Ca Diếp và cấp thứ ba là tòa Cửu Long, Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Chuẩn Đề.

Bài văn khấn khi đi chùa

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh

Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Kiến trúc chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên Yên Tử được đông đảo du khách viếng thăm bởi cảnh sắc tươi đẹp, kiến trúc độc đáo. Trong đó phải kể đến những cây cổ thụ 700 năm tuổi, khu vườn tháp ấn tượng hay nhiều công trình khác.

Cây cổ thụ 700 tuổi

Ngôi chùa có kiến trúc tổng thể mang đậm nét văn hoá kiến trúc chùa thời Lý, Trần. Với kết cấu hình chữ “Công” bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, hai con Rồng miệng há to… tạo nên sự tôn nghiêm của ngôi chùa.

Phía trước chùa là 3 cây Đại cổ kính trên 700 năm tuổi có cành lá xum xuê, rêu phong cổ kính. Ở bên phải, bên trái sân chùa là hai cây sung cổ hay những cây đại tô điểm thêm cho kiến trúc không gian thêm sâu lắng, cổ xưa.

Khu vườn tháp

Khung cảnh chùa Hoa Yên còn nổi bật hẳn lên với khu vườn tháp độc đáo trên hệ thống chùa của Việt Nam. Theo nhiều nhận định cho hay không có nơi nào có vườn tháp đẹp và nhiều tháp mộ như chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

Khu tháp Hòn Ngọc: (9 tháp, mộ)

Hòn Ngọc trước đây được gọi là dốc Voi Quỳ, được hoàng đế Trần Anh Tông dừng lại ở đây để đi bộ lên chùa. Tại đây là gò đất khá rộng, bằng phẳng với phong cảnh thần tiên hữu tình. Trên Hòn Ngọc có 9 ngọn tháp, trong đó có 3 ngọn tháp đá và 6 ngọn tháp gạch.

Loại hình tháp đá:

Tháp Tự Tuệ

Tháp Tự Tuệ có niên đại năm 1758, là nơi thờ thiền sư Giác Liễu tu tại chùa Hoa Yên tên hiệu là Tuệ Cơ.

Tháp Chân Bảo

Tháp Chân Bảo xây dựng năm 1770, thờ thiền sư Diệu Tường, tên húy là Lê Thị Vạn, sinh năm 1726.

Tháp Tĩnh Trú

Tháp Tĩnh Trú thờ thiền sư Thanh Hát, sinh năm 1691, mất ngày 12 tháng 11 năm 1752.

Loại hình tháp gạch:

Hiện nay, chùa Hoa Yên chỉ còn 1 ngôi tháp gạch 1 tầng mới xây dựng vào thời Nguyễn năm 1963. Hiện trạng tháp lở móng, sụt mái, mọc cỏ ở trên mái. Ngoài ra còn có 5 ngôi mộ được xếp gạch nhưng không ghi rõ tên vị thiền sư nào.

Khu tháp Tổ (81 tháp)

Vườn tháp Tổ của chùa Hoa Yên Yên Tử là vườn tháp trung tâm. Tại đây có tháp của đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ và gần 100 ngọn tháp xung quanh.

Các ngọn tháp tiêu biểu trong vườn tháp Tổ:

Tháp Hiếu Từ

Tháp mộ thờ thiền sư Ma Ha Sa Môn, hiệu là Tuệ Giác Thích Kiêu Kiêu, sinh năm Bính Thìn. Tháp được đặt trên bệ lục giác, trang trí hoa văn hình sóng nước. Trong lòng tháp đặt một pho tượng của Ngài bằng đá trắng và bát hương bằng đá.

Tháp Bảo Quang

Chưa có tư liệu nào nói về vị thiền sư được thờ ở trong tháp Bảo Quang này. Tháp một tầng bốn mái được chế tạo từ chất liệu đá gạo. Trong tháp có đặt một bát hương sành và 2 pho tượng.

Tháp Trường Quang

Tháp Trường Quang thờ Vương phủ thị nội cung tần Trần Thị Ngọc Loan, sau đổi tên thành Lý Thị Ngọc Loan. Tháp xây dựng vào cuối đông năm Đinh Mão, năm 1687 triều Lê.

Tháp Diệu Đăng:

Tháp Diệu Đăng của chùa Hoa Yên thờ sư bà Diệu Đăng, có tên là Phạm Thị Ngọc Khoa. Tháp xây dựng vào tháng Thu năm Ất Sửu, năm 1685 triều Lê. Trong tháp có bức phù điêu khắc đá xanh đầu đội khăn phủ cùng gương mặt bầu bĩnh phúc hậu.

Tháp Hoa Quang

Tháp Hoa Quang thờ Tỳ khưu Trúc Lâm Tính Hải thiền sư, thế danh Hoàng Cấp. Lập tháp vào ngày tốt tháng 12 năm Tân Mão, niên hiệu năm 1771 triều Lê. Trong tháp thờ một bài vị và phía sau lưng của tháp Hoa Quang có một tấm bia đá.

Tháp Chân Thường

Trong chùa Hoa Yên, tháp Chân Thường thờ Tỳ khưu Trúc Lâm hiệu là Như Lịch, Giác Viên, Tuệ Hỷ Thiền sư. Tháp xây dựng vào tháng Giêng, năm 1739 triều Lê, do pháp tử hiệu Tuệ Cơ tạo dựng. Trong tháp thờ 1 bài vị, trên trần tháp được khắc nổi hình chữ “vạn”.

Tháp Tôn Đức

Tháp Tôn Đức thờ thiền sư họ Hà, thiền sư Minh Hành, pháp danh Nhân Thiên Đạo Sư Thích Tại Tại. Tháp xây dựng ngày 16 tháng 6 năm Kỷ Hợi, năm 1659 triều Lê.

Tháp Tổ Trần Nhân Tông

Trong vườn tháp Huệ Quang thì tháp Tổ Trần Nhân Tông là ngọn tháp trung tâm. Sân tháp hình vuông có độ dày 60cm, lợp ngói mũi hài kép màu đỏ thẫm.

Sân tháp lát viên đá xanh có cạnh 40cm x 40cm. Các tầng tháp đều đơn giản, riêng có bốn đầu đao của mái tầng được trang trí hoa văn lá đề với đôi rồng chầu nguyệt. Bên trong tháp đặt tượng thờ Trần Nhân Tông – là tác phẩm điêu khắc có giá trị thời Lê sơ. Trước tháp Tổ Trần Nhân Tông có cây hương đá hình trụ cao 1,55m có 3 phần độc đáo.

Tháp sau chùa Hoa Yên

Tháp Tĩnh Tuệ

Tháp gạch Tĩnh Tuệ của chùa Hoa Yên thờ Tỳ khưu tên chữ là Chiếu Kiêm, pháp hiệu Tuệ Nhật thiền sư.

Tháp Độ Nhân

Tháp Độ Nhân thờ Tỳ khưu Tuệ Xuân, sắc phong Chính Giác Hòa Thượng – Đại Đức thiền sư – Độ Nhân Bồ Tát. Tháp xây dựng vào tháng 8 năm Vĩnh Hựu thứ 4 triều Lê.

Tháp được xây bằng gạch men xanh một tầng, hiện nay đã bị bong tróc gần hết. Trên tháp có trang trí các họa tiết hoa văn đặc sắc vẫn còn được lưu truyền đến nay.

Lịch sử chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên tọa lạc ở độ cao 534 m so với mực nước biển, có vị thế là chùa trung tâm trên hệ thống núi Yên Tử. Trước đây, chùa có tên gọi là Vân Yên và được dân gian gọi là Chùa Cả, Chùa Chính.

Ngôi chùa này là nơi tu hành, truyền thừa của Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử các thời khác nhau như:

Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa từ trước năm 1220.

Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên,

Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang phát triển dòng Thiền Yên Tử tạo nên Thiền Phái Trúc Lâm.

Thời Lê có Thiền sư Chân Trú, Tuệ Chân, Thiền sư Chân Nguyên chấn hưng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
Ngôi chùa Hoa Yên này có lịch sử hơn 700 năm, trải qua nhiều lần trùng tu, được phục dựng vào năm 2002. Năm 1317, Đệ Tam Tổ Huyền Quang về trụ trì chùa Vân Yên.

Theo lịch sử tương truyền, năm 1442 -1497, thời Hồng Đức thì vua Lê Thánh Tông lên vãng cảnh chùa nhìn thấy khung cảnh mê hoặc trăm hoa đua nở nên đổi tên chùa thành Hoa Yên.

Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa

Khi lễ chùa việc mà bạn nên làm là thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa. Và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa.

Tại chính điện bạn không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong Tam Bảo và sờ mó vào tượng Phật, cũng không tự ý mang bất cứ món đồ nào trong chùa về nhà.

Đi vào trong chùa đi vào bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái tuyệt đối không đi vào ở cửa giữa vì đây là cửa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và các bậc cao tăng ra vào chùa.

Khi xưng hô với các nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A di đà Phật và xưng mình là con, để mở lời chào đến các vị nhà sư trong chùa.

Cấm không sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa tùy ý, nếu là trụ trì cho thì có thể nhận. Không nói chuyện to, không đùa giỡn không khạc nhổ.

Không được quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên và không được ngắm tượng Phật trực diện vì điều này thiếu sự cung kính.

0915845168