Home > Đồ Thờ > Văn khấn cúng đền nghè – nữ tướng lê chân

Văn khấn cúng đền nghè – nữ tướng lê chân

Văn khấn cúng đền nghè – nữ tướng lê chân

Văn khấn cúng đền nghè – nữ tướng lê chân, Đền Nghè, còn được biết đến với tên gọi đền Ngàn hay “An Biên cổ miếu” nằm trong tiểu khu Mê Linh và giáp với hai mặt phố Lê Chân và Mê Linh, là công trình đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng của người dân đất cảng và du khách, mà còn mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc sắc.

Văn khấn cúng đền nghè – nữ tướng lê chân

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân, vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ I (năm 40 đến 43), người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.

Từ đoạn sông vùng Đông Triều, Quảng Ninh(quê cũ của Bà) đến bến Đá (nay là bến Bính) thì đá bập bồng và xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà hiển thánh, liền khiêng đá thiêng về thờ. Ban đầu chỉ là lập một ngôi miếu tranh, có tên chữ là An Biên cổ miếu, sau mới được xây lại bằng gạch, ngói…

Cũng theo tương truyền, đến thời Trần (thế kỉ XII-XIII), Thánh Chân công chúa (tước hiệu mà Trưng Vương phong cho nữ tướng Lê Chân) báo mộng âm phù giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Chiêm thành, nên ông được phong mỹ tự là Nam Hải uy linh và miếu An Biên được cấp tiền tu sửa (văn bia ghi là 100 quan).

Lịch sử Đền Nghè Hải Phòng

Đền Nghè Hải Phòng được xây dựng nhằm nhớ công ơn của bà Lê Chân. Người dân đã lập ra một ngôi miếu nhỏ lợp tranh để thờ bà, mãi về sau ngôi miếu này mới được xây dựng lại, ốp gạch và lợp ngói. Vào năm 1974, nhà nước ta đã xếp hạng Đền Nghè Hải Phòng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến năm 2008, Hải Phòng đã tiến hành trùng tu để ngôi đền này trở nên khang trang hơn.

Lễ hội Đền Nghè Hải Phòng

Theo thường niên, lễ hội Đền Nghè Hải Phòng sẽ diễn ra vào ngày 08/02, 18/08 và 25/12 âm lịch hàng năm. Phần lễ là văn tế nhằm tưởng nhớ công đức, cầu cho mưa thuận gió hòa và đời sống nhân dân khấm khá hơn. Phần hội bao gồm nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như kéo co, vật võ, đua thuyền…

Ngoài ra, khi du lịch Hải Phòng bạn cũng có thể kết hợp tham qua nhiều địa điểm khác như bến tàu không số Hải Phòng, nhà hát lớn Hải Phòng, đảo Bạch Long Vĩ.

Hy vọng những thông tin về Đền Nghè Hải Phòng mà MIA.vn vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình du lịch khám phá Hải Phòng sắp đến. Nếu có cơ hội hãy đến đây để chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo, hòa mình vào không khí lễ hội Đền Nghè và thưởng thức trọn vẹn ẩm thực của mảnh đất hoa phượng đỏ nhé.

Văn khấn Đền Nghè

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hưởng tử con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày … tháng … năm ….

Hương tử con đến Đền Nghè, thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giảm, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách sắm lễ đi chùa

Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.

Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:

Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.

Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)

Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).

Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em

Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cách hạ lễ khi đi chùa

Khi đã kết thúc cúng lễ, thì chúng ta hãy thực hiện hạ lễ. Theo tục lệ thông thường thì sau khoảng một tuần nhang là có thể hạ lễ được. Nhớ là khi hết 1 tuần nhang thì bạn nên cắm một tuần nhang khác và vái lạy 3 cái trước mỗi ban. Sau đó, bạn hạ sớ hóa vàng, xóa sơ hoàn tất thì có thể thực hiện các lễ cúng khác.

Bạn cần lưu ý là đối với các vật lễ ở bàn thờ, cô thờ cậu như gương, lược,… thì phải để nguyên trên bàn thờ. Nếu có nơi để riêng thì gom vào để trên đó.

Những điều kiêng kỵ trước khi vào chùa

Không quan hệ vợ chồng trước khi đi chùa, nếu đã có quan hệ thì phải sau 6 tiếng mới được đi chùa, vào chùa giữ cho tâm hồn thanh tịnh.

Không đi chùa vào những ngày lễ Vu Lan và Phật đản.

Khi đi chùa mặc những trang phục giản dị, tránh những trang phục hở hang hay màu sắc sặc sỡ.

Khi đi chùa không trang điểm hay xịt nước hoa.

Phụ nữ chưa sạch kinh cũng không được đến chùa.

Đi chùa nếu có mang theo túi xách, mũ áo,… thì trước khi vào tam bảo bái Phật thì phải đặt hết túi xách, mũ áo xuống chiếu.

0915845168