Văn khấn tháp tường long/chùa đồ sơn hải phòng
Văn khấn tháp tường long/chùa đồ sơn hải phòng, Tháp Tường Long hay còn gọi là chùa Tháp hoặc tháp Đồ Sơn được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông – giai đoạn Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được tôn làm quốc đạo. Di tích lịch sử Hải Phòng này được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000m2 với 9 tầng, chiều cao 100 thước.

So với các công trình kiến trúc thời bấy giờ, công trình Phật giáo này được xem như ngọn tháp cao nhất với vị trí trên đỉnh núi cao 128m so với mực nước biển. Theo các bản thuyết minh về chùa Tháp, nơi đây được xây dựng ngoài mục đích phục vụ cho tín ngưỡng, tôn giáo còn là đài quan sát nhằm theo dõi các biến động phía Đông Bắc.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tháp Tường Long đã trở thành một di tích khảo cổ học. Người ta đã tìm thấy phế tích tháp với nền móng hình vuông, lòng tháp rỗng, trên các viên gạch vẫn còn hiện những hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Năm 2007, tháp Tường Long Hải Phòng đã được phỏng dựng lại và chính thức được khánh thành vào năm 2017. Tháp mới cao 9 tầng, vỏ tháp được xây dựng bằng gạch gốm, cách trang trí tháp giữ được những nét đặc trưng của thời Lý với các hoa văn, họa tiết mềm mại, tinh xảo. Tháp Tường Long ngày nay đã trở thành điểm đến tâm linh của đông đảo du khách trên cả nước, đặc biệt vào dịp đầu năm.
Những lưu ý cần biết khi đi tháp Tường Long
Để hành trình khám phá tháp Đồ Sơn Hải Phòng thêm trọn vẹn, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Thời điểm lý tưởng nhất để đến tháp là từ tháng 4 đến tháng 10 hoặc tháng 1 đến tháng 5. Lúc này thời tiết nắng ráo, ít mưa, thuận lợi cho di chuyển. Đặc biệt, tháng 1 đến tháng 5 Hải Phòng còn có nhiều lễ hội, du khách có thể kết hợp tham quan và khám phá.
Đến tháp Tường Long, du khách cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức nhiều món ngon Hải Phòng như: bún cá cay, nem cua bể, bánh đa cua, lẩu cua đồng… Và đặc biệt là thưởng thức các loại hải sản Đồ Sơn tươi ngon như: mực, cua, ghẹ, bề bề…
Với những du khách lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân cần tìm hiểu trước đường đi để tránh bị lạc. Ngoài ra bạn nên sắp xếp thời gian đi sớm để tham quan và trải nghiệm được nhiều hoạt động thú vị.
Tháp Tường Long là địa điểm linh thiêng và có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa do đó đến tháp bạn ăn mặc lịch sự, kín đáo.
Có ý thức gìn giữ môi trường, bảo vệ cảnh quan xung quanh tháp.
Nhớ mua theo lễ vật và hương nếu bạn muốn đến tháp để hành hương.
Ngoài tháp Tường Long, Đồ Sơn còn có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn khác như: Bến Nghiêng, biển Đồ Sơn, khu du lịch Đồi Rồng Hải Phòng… Do đó bạn cần sắp xếp lịch trình để tham quan được nhiều nơi.
Đi chùa nào cầu tài lộc? Cầu sức khỏe? Cầu tình duyên?
Đi chùa nên cầu gì?
Thông thường mọi người đi chùa đều cầu bình an, tiền bạc, lộc tài, công danh tuy nhiên chùa chiền là chốn linh thiêng khác với thế tục nhân gian, lòng đức phật từ bi giúp con người sám hối, cầu xin cơ hội sửa chữa và làm việc tiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.
Vì vậy khi đi chùa sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng, địa chỉ…), tiếp đến phần cầu nguyện thì nên cầu Phật phù hộ cho quốc thái dân an, gia đạo bình an khỏe mạnh, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, con cái thông minh học giỏi, gia đình hưng vượng an lạc, công việc hanh thông và thiện duyên… tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho người đã khuất và các chúng sinh ở thế giới bên kia được siêu thoát.
Những điều không nên cầu:
Không nguyện cúng dường chư Phật.
Không nguyện thời gian bao lâu sẽ mang gạo tiền vàng cúng chùa.
Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm.
Không cầu tiền bạc, của cải, vật chất vì cửa Phật sẽ không ban cho thứ này.
Bài văn khấn khi đi chùa
Văn khấn lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..
Tín chủ con là …………………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là…………………………………………………………………………
Ngụ tại…………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …
Tín chủ con là: ……………………………
Ngụ tại:…………………………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh
Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.
Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nét kiến trúc độc đáo của tháp Tường Long
Trên đường lên chùa Tháp Đồ Sơn, từ xa, bạn đã có thể chiêm ngưỡng sự đồ sộ của công trình nghệ thuật độc đáo này nhờ vị trí tọa lạc trên một khoảng đất lớn và tách biệt. Giữa một khoảng trời rộng lớn, tòa tháp đứng hiên ngang, sừng sững như một vị thần bề thế.
Nếu bạn là du khách đam mê tìm hiểu về nét kiến trúc của thời nhà Lý cùng nghệ thuật Phật giáo đương thời, tháp Tường Long là điểm dừng chân lý tưởng. Nhìn từ xa, ngọn tháp như một cây sáo với nhiều cửa sổ phân tầng.
Bên ngoài tháp được lát bằng gạch và đá hoa cương mang sắc đỏ cổ kính. Phần mái tháp trang trí những hoa văn như đóa sen, đóa cúc… được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo. Những hình tượng này đều rất phổ biến vào triều đại nhà Lý và xuất hiện ở tất cả các công trình kiến trúc thời bấy giờ.
Bốn góc của chân tháp có độ nghiêng khoảng 190 độ. Xung quanh chân tháp gồm ba dãy nhà cấp bốn là nơi thờ thần, lễ Phật, tiếp khách, sinh hoạt của các sư thầy… Đa phần du khách trước khi di chuyển đến chân tháp đều dừng chân vái lạy các vị thần trong từng ngôi chùa để thể hiện sự thành kính.