Chuyên Thiết Kế, Thi Công Lắp Đặt Các Sản Phẩm Đá Mỹ Nghệ Điêu Khắc Trên Toàn Quốc ĐC: Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, Tỉnh Ninh Bình.

Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà

Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà

Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà, Bà Thiên Hậu có tên thật là Mi Châu, sinh ngày 23 tháng 3 Âm lịch năm Giáp Thân (1044), sống ở Phước Kiến (Trung Quốc). Tương truyền, trước đây bà Thiên Hậu có cha là Lâm Tích Khánh cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn.

Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi Bà, ép Bà trả lời, Bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, người ta đều gọi vái đến Bà. Năm Canh Dần (1110), nhà Tống sắc phong cho Bà là “Thiên Hậu Thánh Mẫu”.

Bài văn khấn chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà
01 Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà

Nam mô a di đà Phật!

Tín chủ chúng con thành tâm kính lậy đức hiệu Thiên chí tôn – Kim khuyết Ngọc Hoàng huyền khung cao Thượng đế.

Kính lạy:

• Đức trùng thanh vân

• Lục cung công chúa

• Đức Thiên tiên Quỳnh hoa Liễu Hạnh, mã hoàng công chúa, sắc phong chế thắng hòa diệu đại vương gia phong

• Tiên hương Thánh mẫu

• Đức đệ nhị đỉnh cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa

• Lê Mai đại vương

• Đức đệ tam Thủy phủ – Lân nữ công chúa

• Đức đệ tứ Khâm sai Thánh mẫu

• Tứ vị chầu bà, Tam tòa Thánh mẫu

• Năm Tòa Quan lớn

03 Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà
02 Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà

Mười dinh các quan

• Mười hai Tiên cô

• Mười hai Thánh cậu

• Ngũ hổ Đại tướng

• Thanh hoàng bạch xà Đại tướng

Tín chủ con là ………………………………..tuổi…………..ngụ tại……………………………………..

Tín chủ con nay sửa lễ tại …………………………………………………………………….

Xin chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin, mong các Ngài xót thương ủng hộ cho gia đình chúng con tiêu trừ tai nạn, điều lành thường tới, điều dữ thường lánh xa, hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng, an lành, mãi mãi Tài như nước đến, Lộc tựa mây về, bốn mùa không hạn ách, tám tiết có Phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến chúng con sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô a di đà Phật!

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu

05 Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà
04 Văn khấn thiên hậu thánh mẫu, sắm lễ miếu chùa bà

Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay trở thành một trong những điểm du lịch lễ hội được nhiều du khách thập phương đến cúng lễ khá đông. Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, thời điểm đông hơn là vào các ngày mùng một và rằm hàng tháng, các ngày lễ Tết trong năm của người Hoa như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ v.v… Đặc biệt, ngày 28 Tết, chùa tiến hành lễ cúng Bà và Lễ khai ấn, cầu mong Bà phò trợ cho “Hộ quốc an dân” và “Hợp cảnh bình an”. Riêng ngày vía Bà 23 tháng 3 Âm lịch được xem là ngày hội chính trong dịp Lễ hội chùa bà Thiên Hậu.

Lễ vía bà Thiên Hậu được xem là lễ hội lớn nhất hằng năm của chùa Bà, trong đó số nữ bao giờ đi lễ cũng đông hơn nam giới nhiều lần. Trước đây, lễ vía bà thường kéo dài cả tuần, việc cúng tiến, lễ vật mang đến cũng rất linh đình, có cả lễ rước tượng và đặt trong kiệu sơn son thếp vàng cùng thuyền Thuận Phong và các nghi trượng ghi tên các vị thần có thờ ở chùa. Ngày nay, đám rước trên đường phố đã được giảm đi, chỉ còn tổ chức ở khuôn viên nhà chùa.

sắm lễ vía bà thiên hậu

Để chuẩn bị cho ngày lễ vía Bà, từ những ngày trước đó, Ban quản trị nhà chùa đã tổ chức trang hoàng, sửa sang lại bên trong nội thất và chang đèn kết hoa ở bên ngoài. Ngay từ chiều ngày 22 tháng 3, Ban quý tế tổ chức lễ cúng. Lễ vật dâng cúng gồm có lợn quay, ga, ngỗng cùng các loại hoa quả, bánh trái.

Sau lời khấn khai mạc của vị chánh tế, người phụ nữ đọc bản văn viết sẵn bằng tiếng Quảng Đông ca tụng công đức của Bà, nay nhân ngày vía bà, mọi người xin tỏ lòng biết ơn chân thành và mong sao Bà phù hộ cho mọi người, mọi nhà sống yên vui, làm ăn phát đạt, đoàn kết tương thân tương ái với nhau…

Sau bài văn tế, các thành viên trong Ban quản trị tổ chức bốc thăm để lựa chọn người “cầm ấn” (một chiếc ấn bằng đồng khắc cổ tự) lên trước ngai thờ Bà, đóng lên tấm giấy đỏ mang dòng chữ Khai ấn đại kết và Hợp cảnh bình an viết bằng mực xạ, để dán lên hai bên các điện thời trong chùa.

Địa chỉ giờ mở cửa Chùa Bà Thiên Hậu

Đến Bình Dương vào ngày rằm tháng giêng bạn có thể tham gia lễ hội chùa Bà Thiên Hậu năm nào cũng được tổ chức vào ngày này, Lễ hội được hàng trăm nghìn người tham gia được xem là một lễ hội lớn nhất tỉnh Bình Dương Thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến cúng viếng.

Thời gian diễn ra lễ hội 2022: đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng giêng âm lịch hàng năm – Ngày Tây thứ 2, ngày 14/02/2022 năm nay.

Giờ mở cửa: từ 7g:30 phút sáng đến 16g:00 phút chiều tất cả các ngày trong tuần.

Địa chỉ: 3 Yersin, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Xin keo tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Hiện nay khi đi chùa quý gia chủ sẽ xin keo ở dưới bàn giữa ngay chánh điện nơi đặt tượng Bà Thiên Hậu. Quý gia chủ nên khấn nguyện việc cần xin rồi thảy keo trong 3 lần, nếu như được âm, dương thì chúc mừng gia chủ đã được bà chứng lời cầu nguyện. Tuy nhiên nếu thảy hết 3 lần vẫn không được (2 âm, 2 dương) thì quý gia chủ hãy đợi dịp khác cầu xin.

Vì theo nguyên tắc cúng bái nếu như cố gắn thảy cho được thì điều này là không được bà chấp nhận. Hơn nữa việc quý gia chủ cầu xin quá lâu sẽ khiến cho những người chờ đợi mất thời gian theo mình. Như vậy điều này cũng vô tình gây khó chịu cho người khác. Và nó cũng như một tính xấu của mỗi con người Phật tử khi đi chùa.

Thử nghĩ đi chùa cầu xin sự bình an tốt lành để tâm thanh tịnh mà trong lòng ích kỷ tranh giành gây ảnh hưởng người khác thì cũng không đúng với ý nghĩa của việc đi chùa. Đây là việc khá quan trọng mà quý gia chủ khi đi cúng Bà cần lưu ý.

Khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu quý gia chủ sẽ có thể thỉnh được lộc quả và lộc vàng.

Riêng lộc vàng thì chỉ có tháng giêng thỉnh, vì là lộc đầu năm cầu xin sự cát tường thịnh vượng. Đối với lộc hoa quả gia chủ hãy xem kỹ trước khi thỉnh, bởi vì nhiều người họ đến mang theo hoa quả cúng xong rồi họ sẽ mang về nhà chứ không để luôn tại chánh điện, nên khi quý gia chủ đã thỉnh lộc này thì có thể họ sẽ không vui khi bị lấy mất đồ cúng của họ.

Nếu quý gia chủ muốn thỉnh lộc hoa quả có thể liên hệ với người trực ở đây. Tiêu biểu là người đứng trực đánh trống khi có người đến chiêm bái. Việc nhiều người vô ý lấy trái cây hay hoa của người khác đối với cá nhân họ mà nói sẽ rất khó chịu khi mà họ định lấy lại những món ấy mang về. Đây cũng là một điều cần lưu ý mà quý gia chủ cần nắm rõ trước khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Thủ Dầu Một Bình Dương.

Cúng dường chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Việc cúng dường tại chùa bà Bình Dương là tùy hỷ, tùy theo điều kiện tài chính của gia chủ. Không bắt buộc phải cúng bao nhiêu vì khi đi chùa đó là do tâm niệm thiện của mỗi người và muốn cầu xin đấng tối cao là bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ban cho lộc may mắn. Nêu đây chỉ là một hình thức để góp một phần kinh phí vào việc tu bổ cho chùa hoặc tạo phúc lợi cho người dân kém may may mắn.

Đây là một việc tốt lành và sẽ mang lại nhiều phúc đức cho gia chủ. Nhưng khi cúng dường gia chủ nên lưu ý là hãy để tiền vào trong thùng công đức được đặt trên chánh điện và hãy nhét cho tiền rớt hẳn xuống thùng. Đảm bảo không thể lấy ra được phòng một số trường hợp kẻ gian có thể khều ra lấy tiền công đức của bà. Điều này đã từng xảy ra khá nhiều tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương.

Trang phục khi đi chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Chọn trang phục để đi chùa như thế nào đúng nhất thì việc này hầu như ai cũng biết, chỉ nên mặc những trang phục giãn dị không quá màu mè hở hang. Riêng vấn đề này nhiều người biết nhưng do sở thích hay sự vô ý thức mà một số người ăn mặc theo kiểu khoe hàng để vào nơi tôn nghiêm thắp nhang.

Thiết nghĩ đây là một sự mạo phạm Bà, không thể chấp nhận. Quý anh có thể mặc quần dài và áo có tay, tránh mặc quần sọc, quần đùi, áo ba lổ, sát nách, quý cô có thể chọn trang phục kín đáo tốt nhất là quần dài và áo có tay, hoặc có thể là đồ bộ, tránh mặc những loại váy hay quần sọc, áo dây hay áo ống. Những loại trang phục này chỉ thích hợp đi bar hay dự tiệc chứ không phải để vào cúng Bà.

Hơn nữa đối với những cô gái thích ăn mặc phản cảm vào lễ chùa sẽ gây ra việc những tên biến thái có ý đồ xấu sẽ lợi dụng chốn đông người mà hành sự. Tạo ra sự hỗn loạn mất văn hóa chốn tâm linh. Nhiều vụ việc như thế đã xảy ra trong quá trình cúng bà tại chùa trong nhiều năm qua. Đây cũng là một nét văn hóa thể hiện vẻ đẹp cho cả những du khách và sự đánh giá vào cá nhân mình.

Thắp nhang tại chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Thắp nén nhang cho Bà để cầu mong mọi sự được hạnh thông cầu được ước thấy đó chính là yếu tố hàng đầu mà người đi chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Bình Dương ai cũng cần, nhưng nếu chúng ta có ý thức không chen lấn trình tự để vào thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính là được. Không nhất thiết phải xô đẩy chỉ vì được cắm cây nhang cho Bà, việc này nếu như xét về góc độ đạo đức con người thì lòng tranh giành, giành giật liệu có được bà chứng cho hay không.

Thâm chí có nhiều người còn ôm luôn cái lư nhang của Bà trên chánh điện đứng im đó cầu xin đợi tàn hết nhang nữa, không cho người khác có thể vào được để thắp cho Bà nén nhang của họ. Những việc này theo văn hóa ứng xử đã không đúng rồi đừng nói chi tới việc tâm linh đó là một sự chiếm hữu thánh thần. Người phàm lòng tham muốn chiếm hửu tất cả, kể cả thần thánh cũng muốn chiếm hữu cho riêng mình thì đây chính là một sự mạo phạm. Và câu trả lời thì chắc khi đọc qua bài này bạn đã biết thế nào rồi.

thaiduy: