Home > Đồ Thờ > Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử/Quảng ninh sớ lễ tạ

Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử/Quảng ninh sớ lễ tạ

Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử/Quảng ninh sớ lễ tạ

Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử/Quảng ninh sớ lễ tạ, Chùa Yên Tử tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Chùa được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn là nơi để tu hành sau khi truyền ngôi, đây cũng chính là nơi khai sinh ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – dòng Phật giáo đặc trưng nổi tiếng tại Việt Nam.

Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử Quảng ninh sớ lễ tạ cầu công danh tình duyên

Theo lịch sử thì sau khi truyền ngôi vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã chọn Yên Tử làm nơi tu hành và giảng đạo. Sau một thời gian tu hành, ông đã cùng hai môn đề là thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang sáng tạo và xây dựng nên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Đi chùa Yên Tử thì nên chọn thời gian nào

Không gian tại chùa Yên Tử quanh năm mát mẻ nên du khách có thể đến vào bất kỳ thời gian nào. Còn nếu thích trải nghiệm lễ hội Yên Tử thì bạn nên đi vào thời gian từ mùng 10 tháng Giêng cho đến tháng 3 Âm lịch nhé, lưu ý là lúc này chùa Yên Tử thu hút rất nhiều du khách và sẽ rất đông. Còn nếu không thích cảnh chen lấn thì bạn có thể để sau tháng 3 rồi mới đi nha.

Văn khấn xin tài lộc chùa yên tử Quảng ninh sớ lễ tạ

Khám phá chùa Yên Tử – Địa danh tâm linh nức tiếng Quảng Ninh

Ngắm nhìn kiến trúc có “1 không 2” Điều đầu tiên khiến nhiều du khách bất ngờ chắc chắn sẽ là kiến trúc cực kỳ độc đáo của chùa Yên Tử. Chùa sở hữu kiến trúc đậm chất Phật Giáo với nhiều chi tiết đặc trưng như cổng tam quan hai tầng tám mái uy nghiêm, mái chùa thì được lợp các tấm ngói vảy uốn cong hình đầu đao, cột chùa thì sử dụng chất liệu gỗ lim cứng cáp kết hợp với các phiến đá lớn bao quanh dưới chân.

Không gian bên trong chùa thì cực kỳ mát mẻ, các gian đều có thiết kế rất tinh tế được trang trí bằng nhiều chi tiết sơn son thếp vàng. Từng bức tượng Phật, án thờ, bức khảm, cửa,… đều được chạm khắc tinh xảo, tạo cảm giác rất sinh động và không kém phần uy nghiêm.

Trải nghiệm lễ hội chùa Yên Tử

Lễ hội chùa Yên Tử được tổ chức từ tháng tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm Lịch hàng năm. Với lễ hội Yên Tử, đầu tiên sẽ là phần nghi lễ long trọng của người dân địa phương tại chân núi, tiếp theo là cuộc hành hương của người dân lên chùa Đồng – là nơi cao nhất Yên Tử. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây và thu hút rất nhiều du khách ghé thăm để chiêm ngưỡng.

Tham quan nhiều địa danh nổi tiếng khác

Sau khi tham quan chùa Yên Tử, bạn có thể tiếp tục đến thăm nhiều địa danh nổi tiếng khác nữa nha. Một số cái tên nhất định không thể bỏ qua sẽ là:

Chùa Đồng: Là ngôi chùa tọa lạc tại vị trí cao nhất núi Yên Tử với độ cao 1.068m. Chùa Đồng nổi tiếng linh thiêng nên được rất nhiều du khách ghé thăm để cầu nguyện may mắn.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: Nơi đây còn có tên khác là chùa Lân, tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí. Thiện viện có không gian thanh tịnh, kiến trúc độc đáo nên rất phù hợp cho những ai yêu thích sự an yên.

Cổng trời bia Phật: Cổng trời có vị trí nằm gần chóp núi trên đường lên chùa Đồng. Tại đây bạn vừa được ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, vừa có thể thắp hương tại bia Phật.
Rừng quốc gia Yên Tử: Là khu vực vườn quốc gia với diện tích lên đến 2.783 ha. Tại đây hiện đang bảo tồn, lưu giữ nhiều loài động vật, nguồn gen sinh vật quý hiếm. Với những ai thích không gian rừng núi thì nhớ đừng bỏ qua.

Cách sắm lễ đi chùa

Nhiều người cho rằng “tốt lễ dễ van” nên mua rất nhiều lễ vật mang lên chùa. Thực tế, cách sắm lễ đi chùa không cần “mâm cao cỗ đầy” và sẽ có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ.

Khi đến dâng hương tại các chùa bạn cũng chỉ được sắm lễ chay gồm:

Hoa tươi: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc,… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại, hoa giả.

Ngũ quả: Gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, ngũ thiện căn (Cam, táo, chuối, dưa hấu, phật thủ,…)

Bánh kẹo: Các loại bánh đóng hộp thiếc sang trọng, lịch sự như GPR, kẹo nội địa, nhập khẩu (tùy điều kiện).

Các loại trà, nhang trầm, oản phẩm, xôi chè,…

Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn tại Phật điện (chính điện) – nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu sẽ có oản, quả, hương hoa, hia hài, nón áo, gương lược và những đồ vật tượng trưng cho đồ chơi trẻ em

Vào rằm tháng 7, mọi người sắm sửa lễ vật đến chùa cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã mất, thậm chí cả cô hồn. Các vật phẩm đặc trưng gồm: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh, hoa tươi, quả tươi, bánh kẹo, oản ngọt, loài vật (chim, cá, rùa, ốc, ba ba,…) đẻ phóng sinh… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn của Trụ trì.

Lưu ý khi sắm lễ tại đền chùa

Cách sắm lễ đi đền chuẩn nhất là mua theo số lẻ như 1, 3, 5, 9,… Đây là những số âm, tương ứng với thế giới linh thiêng. Chúng là tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ nên thể hiện sự hòa hợp âm dương. Nhiều người sắm lễ theo số chẵn như 12, 36, 72 nhưng những số này đều chia ra thành 3 phần. Hoặc số 100 mang ý nghĩ trọn vẹn.

Hầu hết người Việt sắm lễ kiêng số 7 vì khi đọc theo tiếng Hán là thất – đồng âm với từ thất lễ, không tôn trọng thần linh.

Trái cây nên chọn mua những quả đẹp, đều màu và không bị dập nát.

Nên chọn quả xanh hoặc chín vừa.

Không rửa các loại trái cây trước khi sắp lễ mà chỉ nên dùng khăn sạch lau qua bên ngoài.

“Lễ nghi bất túc, thành kính hữu dư”, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Nếu không quá cầu kỳ hay dư giả thì chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ cũng đủ rồi.

Bài văn khấn khi đi chùa

Văn khấn lễ Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm ..

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại………………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.

Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là…………………………………………………………………………

Ngụ tại…………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh,thiện nguyện nêu cao. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tong tâm.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.

Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …

Tín chủ con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửu hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen báu.

Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh

Châu tiêu trừ tội cấu, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh.

Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, thần linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.

Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.

Tâm nguyện lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế m Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Cách hạ lễ khi đi chùa

Khi đã kết thúc cúng lễ, thì chúng ta hãy thực hiện hạ lễ. Theo tục lệ thông thường thì sau khoảng một tuần nhang là có thể hạ lễ được. Nhớ là khi hết 1 tuần nhang thì bạn nên cắm một tuần nhang khác và vái lạy 3 cái trước mỗi ban. Sau đó, bạn hạ sớ hóa vàng, xóa sơ hoàn tất thì có thể thực hiện các lễ cúng khác.

Bạn cần lưu ý là đối với các vật lễ ở bàn thờ, cô thờ cậu như gương, lược,… thì phải để nguyên trên bàn thờ. Nếu có nơi để riêng thì gom vào để trên đó.

0915845168